Ghi nhận ca nghi mắc “đậu mùa khỉ” đầu tiên

Ghi nhận ca nghi mắc ” đậu mùa khỉ ” đầu tiên tại TP. Hồ Chí Minh

Ghi nhận ca nghi mắc “đậu mùa khỉ” đầu tiên tại TP Hồ Chí Mình – Bệnh đậu mùa khỉ được xem là bệnh đem lại sự lo lắng của hầu hết mỗi người dân. Bệnh có thể gây ra nguy hiểm đối với sức khỏe của con người – thậm chí có nguy cơ tử vong đối với trẻ nhỏ. Đáng lo ngại hơn, sáng nay 3/10, TPHCM đã ghi nhận ca nghi ngờ nhiễm bệnh đầu tiên, khiến người dân hoang mang và lo lắng

Lãnh đạo Sở Y tế TP.HCM vừa xác nhận rằng, thành phố đã ghi nhận ca nghi ngờ mắc đậu mùa khỉ đầu tiên qua quá trình giám sát dịch tễ. Hiện thông tin về ca nghi mắc đậu mùa khỉ này đã được báo cáo và chờ Bộ Y tế thông tin chính thức sớm nhất. Trước đó, Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh cũng đã cho biết hiện đang phối hợp với các đơn vị liên quan, tăng cường giám sát, phòng chống nhằm phát hiện sớm ca mắc (nếu có) nhằm ngăn chặn sự lây lan.

Trước đó, ngay sau khi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã ban bố tình trạng khẩn cấp toàn cầu, Bộ Y tế Việt Nam cũng chuẩn bị ban hành hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh đậu mùa khỉ ở người.

Nguồn gốc bệnh đậu mùa khỉ ở người

Theo các chuyên gia, bệnh đậu mùa khỉ với tên tiếng anh là monkeypox, là bệnh hiếm gặp ở người và được ghi nhận lần đầu tiên vào năm 1958 trên đàn khỉ được nuôi để nghiên cứu. Tuy nhiên, các nhà khoa học cũng đã tìm ra, nguồn gốc sâu xa của loại virus này xuất phát từ những loài gặm nhấm.

Trường hợp bệnh đầu tiên ở người được ghi nhận từ những năm 1970 tại đất nước Cộng hòa Dân chủ Congo, từ đó bệnh đậu mùa khỉ ở người trở thành bệnh chỉ lây lan tại khu vực Trung Phi và Tây Phi.

Năm 2003, sau đợt dịch đầu tiên bên ngoài châu Phi là ở đất nước Hoa Kỳ có liên quan đến động vật Cầy thảo nguyên (chó đồng) đã gây ra hơn 70 ca nhiễm bệnh, sau đó được báo cáo rải rác ở những du khách từ Nigeria cho đến Israel vào tháng 9-2018. Tại Vương quốc Anh ghi nhận ca nhiễm vào tháng 9/2018, tháng 12/2019 và tháng 5/2021; tại Singapore ghi nhân ca nhiễm vào tháng 5/2019; và tại Hoa Kỳ vào tháng 7 và tháng 11/2021.

Đáng chú ý hơn, dịch đã gia tăng liên tục cả về số ca mắc và số quốc gia, vùng lãnh thổ ghi nhận trường hợp bệnh. Ngày 23/7/2022, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố dịch bệnh đậu mùa khỉ là tình trạng khẩn cấp, có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng quốc tế.

Cảnh báo các giai đoạn của bệnh đậu mùa khỉ ở người

Đậu mùa khỉ ở người (monkeypox) tuy không phải là bệnh mới và được ghi nhận là bệnh hiếm gặp. Tuy nhiên, kể từ tháng 5/2022, bệnh có diễn biến bất thường, đến ngày 15/8/2022 đã ghi nhận hơn 35 ngàn ca nhiễm, tại 92 quốc gia trong đó có 12 ca không qua khỏi. Hiện một số quốc gia và vùng lãnh thổ lân cận với nước ta như Thái Lan, Singapore, Đài Loan (thuộc Trung Quốc), Hàn Quốc, Trung Quốc và Nhật Bản cũng đã ghi nhận trường hợp bệnh xâm nhập. Dưới đây là 4 giai đoạn của bệnh đậu mùa khỉ:

Giai đoạn ủ bệnh

Thời gian ủ bệnh kéo dài 6 đến 13 ngày (người nhiễm bệnh không có triệu chứng và không có khả năng lây bệnh).

Giai đoạn khởi phát

Sau giai đoạn ủ bệnh, người dân bước vào giai đoạn khởi phát bệnh kéo dài từ 1 đến 5 ngày, khi có xuất hiện những triệu chứng chính như: Sốt cao trên 38 độ C, nổi hạch ngoại vi toàn thân (sưng hạch bạch huyết) kèm theo có các biểu hiện đau đầu, đau cơ, đau lưng và suy nhược cơ thể… Lúc này, cần báo ngay cho trạm y tế nơi cư trú nhằm cách ly điều trị bởi virus có nguy cơ lây lan cho người khác từ giai đoạn này.

Giai đoạn toàn phát

Đặc trưng của giai đoạn này là xuất hiện những ban bóng nước trên da (rất giống với ban đậu mùa), thường xảy ra sau khi phát sốt 1 đến 3 ngày. Tình trạng phát ban có xu hướng ly tâm, ban xuất hiện khắp mặt, lòng bàn tay, lòng bàn chân, miệng, mắt và cả cơ quan sinh dục… Những nốt ban có chứa dịch có nguy cơ hóa mủ bên trong, ban thường cứng và nhô cao. Sau khi ban lành sẽ đóng vảy khô, bong tróc và để lại sẹo, gây mất thẩm mỹ cho người bệnh.

Giai đoạn hồi phục

Các triệu chứng có thể kéo dài từ 2 đến 4 tuần. Lúc này bệnh không có khả năng lây bệnh sang cho người khác.

 

Thông tin ca nhiễm sẽ được Bộ Y tế công bố sớm nhất.

Người dân nên chủ động đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên, hạn chế đưa tay lên mắt mũi miệng cũng như hạn chế tiếp xúc với những người nghi ngờ mắc bệnh, nhằm tự phòng bệnh cho chính mình nhé!

Bệnh đậu mùa khỉ có dấu hiệu gì ?

Hotline (24/7)


08989 20 246
DMCA.com Protection Status