Phân Biệt Đau Xương Và Đau Cơ

CÂU HỎI: 

Chào nhà thuốc, tôi hay bị đau nhức chân, tôi không biết nguyên nhân do đâu, mong được nhà thuốc giải đáp.

TRẢ LỜI: 

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến hệ thống nhà thuốc Đức Nghĩa.

1. Phân biệt đau xương và đau cơ

Đau cơ và đau xương có những triệu chứng tương tự nhau, rất khó phân biệt bằng cường độ cơn đau.

Đau cơ và đau xương đều ảnh hưởng đến các bộ phận tượng tự trên cơ thể, cường độ cơn đau cũng tương tự nhau.

Nhìn chung, cảm giác đau xương sắc hơn, sâu hơn và suy nhược hơn so với đau cơ.
Đau xương cũng có thể kéo dài hơn đau cơ và cần được chăm sóc y tế nhiều hơn.

Cơn đau cơ có cảm giác rộng hơn và vị trí đau chính xác rất khó xác định.

2. Nguyên nhân của đau xương và đau cơ

Nguyên nhân của đau xương

Có nhiều nguyên nhân gây đau xương, trong đó điển hình là loãng xương, chấn thương.

– Loãng xương: là bệnh làm cho xương mỏng, yếu và dễ gãy. Điều này làm tăng nguy cơ chấn thương xương.

Bệnh phổ biến hơn ở người lớn tuổi, do thiếu canxi và vitamin D.

Loãng xương không gây đau đớn cho đến khi nó gây ra xẹp đốt sống hoặc gãy xương.

– Chấn thương xương: có thể dẫn đến gãy một phần hoặc toàn bộ xương. Tùy thuộc vào loại và lực chấn thương, xương có thể bị gãy theo nhiều cách khác nhau – theo chiều dọc, chiều ngang hoặc thành hai hoặc nhiều mảnh.

– Ung thư xương: Nhiều loại ung thư bắt đầu trong các mô hoặc tế bào của xương, hoặc xung quanh xương.

Nguyên nhân của đau cơ

Đau cơ phổ biến hơn đau xương, nhưng nguyên nhân của đau cơ có thể không rõ ràng.

– Đau cơ hay còn gọi là đau nhức cơ có thể liên quan đến khớp, dây chằng, gân và các mô mềm kết nối chúng với xương và các cơ quan.

– Chấn thương cơ thường gặp ở các vận động viên và những người tham gia các môn thể thao có cường độ vận động cao.

– Khi vận động cơ có thể bị thương do ngã hoặc do tác động của lực bên ngoài.

– Đau cơ xơ hóa là một loại đau cơ phổ biến, nó gây ra những cơn đau dữ dội lan rộng khắp cơ thể.

– Những người bị viêm khớp dạng thấp và lupus có nguy cơ cao bị đau cơ xơ hóa.

– Các yếu tố khác làm tăng nguy cơ mắc bệnh là béo phì, tiền sử gia đình bị đau cơ xơ hóa và một số bệnh nhiễm virus nhất định.

Dù là đau cơ hay đau xương, khi cơn đau kéo dài hơn 48 giờ hoặc gây trở ngại cho cuộc sống hàng ngày. Người bệnh nên liên hệ với bác sĩ để có hướng điều trị phù hợp.

Nguồn tham khảo Tổng hợp

Tham khảo thêm viên uống hỗ trợ bảo vệ xương khớp.

 

Hotline (24/7)


08989 20 246
DMCA.com Protection Status