Bệnh Đậu Mùa Khỉ Có Dấu Hiệu Gì ?

CÂU HỎI : Bệnh Đậu Mùa Khỉ Có Dấu Hiệu Gì ?

Chào nhà thuốc, tôi có nghe nói về bệnh đậu mùa khỉ đang lây lan nhanh. Vậy bệnh đậu mùa khỉ có những dấu hiệu nhận biết gì

và cách phòng ngừa như thế nào ạ ? Cảm ơn nhà thuốc.

TRẢ LỜI:

 

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Hệ Thống Nhà Thuốc Đức Nghĩa.

Hiện tại triệu chứng bệnh đậu mùa khỉ đang được theo dõi để làm rõ.

Trước tiên nguy cơ lây bệnh được xác định có thể là liên quan đến vấn đề giọt bắn ở đường hô hấp. Khi sống chung hay

dùng chung đồ với người mắc bệnh đậu mùa khỉ bạn cũng sẽ có nguy cơ mắc bệnh.

Tuy nhiên hiện tại những trường hợp được ghi nhận là mắc đậu mùa khỉ chủ yếu nằm ở trẻ em.

 

Triệu chứng bệnh đậu mùa khỉ có thể nhận biết như:

Sốt cao, đau cơ, hạch bạch huyết, phát ban,…. Thông thường bệnh này có thể kéo dài 2 – 4 tuần

và triệu chứng bệnh đậu mùa khỉ được phát hiện sau khi cơ thể nhiễm virus từ 5 đến 21 ngày.

Hầu hết các ca đậu mùa khi ghi nhận đều thấy rằng biểu hiện ban đầu phần lớn là sốt, đau đầu, ớn lạnh, sưng hạch bạch

huyết và kiệt sức.

Với người bệnh đã khởi phát cơn sốt phần lớn người bệnh đều nổi ban kèm ngứa ngáy 1 – 3 ngày.

Mặt là bộ phận đầu tiên xuất hiện và sau đó sẽ lan rộng sang các bộ phận còn lại trên cơ thể.

Ban đầu mụn có mủ nước sẽ chỉ xuất hiện lưa thưa nhưng sau đó sẽ phát tán và số nốt có thể đến hàng nghìn.

Bên trong mỗi nốt mụn chứa đầy dịch được gọi là mủ. Khi điều trị tốt chúng sẽ dần đóng vảy và

tiêu biến dần đến khi da trở lại trạng thái bình thường.

Với covid 19, nguy cơ lây nhiễm đến từ giọt bắn. Nhưng bệnh đậu mùa khỉ lại lây nhiễm là tiếp xúc gần

hay dùng chung đồ với người nhiễm bệnh. Chính vì thế bạn cần tránh sử dụng chung đồ cá nhân hay giường ngủ

với người đang nhiễm bệnh để tránh bị truyền nhiễm.

Dựa theo những phân tích y khoa, bệnh đậu mùa khỉ có

3 con đường lây nhiễm chính cần lưu ý:

 

  • Lây nhiễm thông qua vết xước, vết cắn mà động vật cắn đã nhiễm vi rút
  • Người ăn thịt động vật và động vật bị ăn thịt đó đang nhiễm bệnh
  • Người tiếp xúc gần với người nhiễm bệnh đậu mùa khỉ

Triệu chứng bệnh đậu mùa khỉ cần 5 -21 ngày mới có thể nhìn thấy. Khi đó, da bắt đầu chịu tổn thương.

Song song với tổn thương da là tổn thương đường hô hấp hay niêm mạc tại mắt, mũi, miệng.

Đối với con người bệnh này có thể lây qua giọt bắn nhưng khoảng cách là ngắn nên nếu không tiếp xúc gần

sẽ không dẫn đến lây nhiễm cao. Bạn có thể dựa vào đó để ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm bệnh.

Bộ Y tế cũng khuyến cáo người dân chủ động thực hiện các biện pháp

phòng bệnh đậu mùa khỉ sau:

 

1. Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất che bằng khăn vải hoặc khăn tay hoặc khăn giấy dùng một lần

hoặc ống tay áo để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp; rửa tay bằng xà phòng và nước sạch

hoặc dung dịch sát khuẩn ngay sau khi ho, hắt hơi. Không khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng.

2. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay nhanh.

3. Người có triệu chứng phát ban cấp tính không rõ nguyên nhân kèm theo một hoặc nhiều triệu chứng như đau đầu,

sốt, nổi hạch, đau cơ, đau lưng, suy nhược… cần chủ động liên hệ với cơ sở y tế để được theo dõi, tư vấn kịp thời.

Đồng thời, cần chủ động tự cách ly, tránh quan hệ tình dục.

4. Tránh tiếp xúc gần gũi với người mắc bệnh đậu mùa khỉ, tránh tiếp xúc trực tiếp với những vết thương,

dịch cơ thể, giọt bắn và các vật dụng, đồ dùng bị nhiễm mầm bệnh.

5. Người đến các quốc gia có lưu hành dịch bệnh đậu mùa khỉ, cần tránh tiếp xúc với động vật có vú bị bệnh như:

động vật gặm nhấm, thú có túi, động vật linh trưởng (chết và sống) có thể chứa virus đậu mùa khỉ.

6. Đảm bảo an toàn thực phẩm, chỉ sử dụng các thực phẩm đã được nấu chín.

Không nên ăn, tiếp xúc với động vật hoang dã hoặc sản phẩm của động vật hoang dã, động vật bị nhiễm bệnh.

Hy vọng câu trả lời trên đã giải đáp được thắc mắc của bạn. Chúc bạn sức khỏe!

Nguồn: Tổng Hợp

Xem thêm thông tin chủ động phòng chống dịch bệnh đậu mùa khỉ tại đây

Hotline (24/7)


08989 20 246
DMCA.com Protection Status