Phân biệt viêm họng và viêm amidan ở trẻ nhỏ

Viêm họng và viêm amidan là hai bệnh lý đường hô hấp trên phổ biến ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, do triệu chứng tương đồng nên nhiều bậc phụ huynh thường nhầm lẫn giữa hai loại viêm họng này. Việc phân biệt đúng sẽ giúp bố mẹ lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp. Hạn chế biến chứng và bảo vệ sức khỏe cho con yêu.

Hãy cùng tìm hiểu cách phân biệt viêm họng và viêm amidan ở trẻ nhỏ qua các tiêu chí cụ thể sau:

Vị trí đau

Viêm họng: Đau họng lan tỏa khắp vùng hầu họng, không khu trú tại một vị trí cụ thể. Trẻ thường kêu đau họng khi nuốt, cảm giác rát họng xuất hiện cả ngày. Đặc biệt là khi ăn uống.

Viêm amidan: Đau họng tập trung rõ ràng tại khu vực amidan – hai bên thành họng. Trẻ có thể chỉ tay vào hai bên cổ họng để chỉ vùng đau. Đây là một dấu hiệu quan trọng giúp bố mẹ nhận biết viêm amidan.

Hình ảnh lâm sàng

Viêm họng: Khi soi họng, niêm mạc vùng họng thường đỏ nhưng không có mủ hay đốm trắng. Đây là đặc trưng của viêm họng do virus. Loại viêm thường gặp ở trẻ nhỏ.

Viêm amidan: Amidan sưng to và có thể xuất hiện đốm trắng hoặc mủ – dấu hiệu điển hình của nhiễm khuẩn amidan. Trẻ có thể bị hôi miệng do mủ tích tụ tại các hốc amidan.

Mức độ sưng

Viêm họng: Thường chỉ gây sưng nhẹ ở vùng họng, có thể không sưng rõ rệt. Đôi khi chỉ là cảm giác rát họng, khó chịu nhẹ.

Viêm amidan: Amidan sưng to rõ rệt, thậm chí có thể gây tắc nghẽn đường thở. Khiến trẻ khó thở, ngủ ngáy to, hoặc thở bằng miệng khi ngủ.

Triệu chứng kèm theo

Viêm họng: Thường kèm theo sốt nhẹ, đau họng, hắt hơi, ho khan, hoặc ngạt mũi. Trẻ vẫn chơi bình thường, ít có biểu hiện mệt mỏi toàn thân.

Viêm amidan: Triệu chứng thường nặng hơn: sốt cao, đau tai, hơi thở có mùi, trẻ mệt mỏi, quấy khóc nhiều, có thể lười ăn do đau khi nuốt. Một số trường hợp còn thấy sưng hạch cổ.

Tình trạng mãn tính

Viêm họng: Thường là cấp tính, diễn tiến nhanh, dễ phục hồi sau vài ngày điều trị. Nếu chăm sóc đúng cách, trẻ có thể khỏi hoàn toàn mà không để lại biến chứng.

Viêm amidan: Có nguy cơ chuyển thành mãn tính, đặc biệt nếu tái phát nhiều lần trong năm. Trong một số trường hợp nặng, trẻ có thể được chỉ định cắt amidan để điều trị dứt điểm.

Phân biệt viêm họng và viêm amidan ở trẻ nhỏ
Viêm họng và viêm amidan đều là những bệnh lý phổ biến nhưng không nên chủ quan

Khi nào trẻ cần đi khám?

Dù là viêm họng hay viêm amidan, nếu trẻ có các dấu hiệu dưới đây, bố mẹ nên đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay:

– Sốt cao trên 38.5°C không hạ sau 2 ngày

– Trẻ bỏ ăn, bỏ bú, quấy khóc không ngừng

– Hơi thở có mùi, khó thở, ngủ ngáy

– Có đốm trắng, mủ trong họng

– Sưng đau hai bên cổ, hạch nổi rõ

– Tái phát nhiều lần trong năm

Chăm sóc trẻ như thế nào?

Chăm sóc tại nhà:

– Giữ ấm vùng cổ họng cho trẻ, tránh gió lạnh.

– Cho trẻ uống nhiều nước, đặc biệt là nước ấm.

– Súc miệng bằng nước muối sinh lý nếu trẻ đủ tuổi.

– Hạn chế thực phẩm cay nóng, cứng, khó nuốt.

– Đảm bảo môi trường sống sạch sẽ, không có khói bụi.

Sử dụng thuốc (theo chỉ định của bác sĩ):

– Với viêm họng do virus: thường chỉ cần hạ sốt, tăng cường đề kháng, không cần kháng sinh.

– Với viêm amidan do vi khuẩn: có thể cần dùng kháng sinh, giảm sưng viêm, giảm đau, hạ sốt.

– Lưu ý: Không tự ý mua thuốc kháng sinh khi chưa có chỉ định từ bác sĩ để tránh tình trạng kháng thuốc nguy hiểm.

Phòng ngừa viêm họng, viêm amidan ở trẻ nhỏ

– Tăng cường sức đề kháng: bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, vitamin, uống đủ nước.

– Giữ vệ sinh răng miệng: tập thói quen đánh răng 2 lần/ngày cho trẻ.

– Tránh tiếp xúc với người đang ốm để hạn chế lây nhiễm.

– Rửa tay thường xuyên, nhất là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

– Giữ ấm cơ thể trong những ngày thời tiết thay đổi.

Viêm họng và viêm amidan đều là những bệnh lý phổ biến nhưng không nên chủ quan. Việc nhận biết sớm triệu chứng, phân biệt chính xác và chăm sóc đúng cách sẽ giúp trẻ hồi phục nhanh chóng, tránh các biến chứng nguy hiểm.

Hy vọng qua bài viết này, bố mẹ đã nắm rõ cách phân biệt viêm họng và viêm amidan ở trẻ nhỏ, từ đó có hướng xử lý kịp thời và hiệu quả nhất cho con yêu.

Nguồn: Tổng hợp

Hotline (24/7)


08989 20 246
DMCA.com Protection Status