Vượt Qua Mùa Cúm với 5 Bước Chuẩn Bị Hiệu Quả

Mùa cúm đã đến, việc chuẩn bị kỹ lưỡng là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe của bạn và gia đình. Đặc biệt, với những người có nguy cơ cao như trẻ nhỏ và người già, việc hiểu rõ các bước phòng ngừa và nhận biết triệu chứng trở nặng của bệnh cúm là vô cùng cần thiết. Dược sĩ sẽ cung cấp cẩm nang cùng gia đình bạn, vượt qua mùa cúm một cách dễ dàng và khẻo mạnh nhé!

Vượt Qua Mùa Cúm với 5 Bước Chuẩn Bị Hiệu Quả

5 Bước chuẩn bị để “vượt qua” mùa cúm

1. Tiêm phòng vaccine cúm

Tiêm vaccine cúm là cách hiệu quả nhất để giảm nguy cơ mắc cúm. Và các biến chứng nghiêm trọng. Vaccine giúp cơ thể xây dựng miễn dịch đối với các chủng virus cúm phổ biến.

Trẻ nên được tiêm vaccine cúm từ khi 6 tháng tuổi. Đối với trẻ từ 6 tháng đến 8 tuổi, cần tiêm nhắc lại ít nhất một lần để đạt hiệu quả bảo vệ tốt nhất.

Người lớn tuổi, phụ nữ mang thai và người mắc bệnh mãn tính cũng nên tiêm vaccine cúm để giảm nguy cơ biến chứng.

2. Luôn trang bị khẩu trang

Khẩu trang là biện pháp phòng ngừa quan trọng. Giúp ngăn ngừa sự lây lan của virus từ người bệnh sang người khỏe mạnh.

Lưu ý, bạn nên sử dụng khẩu trang đúng cách và thay mới thường xuyên để đảm bảo hiệu quả bảo vệ.

3. Rửa tay thường xuyên và trang bị nước rửa tay khô

Virus cúm dễ lây lan qua tiếp xúc, vì vậy việc vệ sinh tay thường xuyên bằng nước rửa tay khô chứa cồn là cần thiết.

Nên ưu tiên chọn nước rửa tay khô có chứa ít nhất 60% cồn để đảm bảo hiệu quả diệt khuẩn.

4. Chuẩn bị sẵn sàng tủ thuốc gia đình

Để đối phó với các triệu chứng cúm tại nhà, tủ thuốc gia đình nên luôn sẵn sàng các loại thuốc không kê đơn như:

– Thuốc hạ sốt: acetaminophen hoặc ibuprofen để giảm sốt và giảm đau.

– Nước muối sinh lý: giúp làm sạch mũi, họng.

– Siro ho thảo dược: hỗ trợ làm dịu cổ họng, giảm ho.

– Dung dịch điện giải: giúp bù nước và điện giải khi sốt cao.

Bên cạnh đó, bạn cũng cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng hoặc tham khảo ý kiến dược sĩ trước khi dùng thuốc để đảm bảo an toàn.

Xem thêm: Siro ho thảo dược an toàn cho bé và gia đình. Tại đây

5. Trang bị các kiến thức cần thiết về bệnh cúm

Việc nhận biết sớm các dấu hiệu bệnh cúm trở nặng giúp bạn quyết định khi nào cần đưa người bệnh đi khám bác sĩ.

Đặc biệt chú ý đến trẻ nhỏ và người già. Đây là những đối tượng có nguy cơ cao gặp phải các biến chứng nghiêm trọng từ bệnh cúm, cần được chăm sóc và theo dõi kỹ lưỡng.

Các triệu chứng trở nặng của bệnh cúm cần lưu ý

Khi nhiễm cúm, hầu hết các triệu chứng sẽ giảm sau vài ngày, nhưng có một số dấu hiệu trở nặng cần đặc biệt chú ý:

– Thở nhanh, thở rút lõm ngực, thở gắng sức, thở khó

– Đau tức ngực, da tái nhợt

– Có dấu hiệu mất nước nghiêm trọng như khô miệng, trũng thóp, không tiểu tiện trong 8 tiếng, khóc không có nước mắt; mệt mỏi li bì

– Sốt trên 40 độ, co giật

– Các triệu chứng nghiệm trọng hơn hoặc kéo dài trên 1 tuần

– Sốt trên 3 ngày không hết hoặc sốt không đáp ứng thuốc hạ sốt thông thường

Việc chuẩn bị chu đáo và nắm rõ các triệu chứng của bệnh cúm. Sẽ giúp bạn và gia đình vượt qua mùa cúm một cách an toàn. Đồng thời, việc nhận biết các dấu hiệu trở nặng của bệnh cúm. Cũng giúp bạn xử lý kịp thời và ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm.

Nguồn: Tổng hợp

Hotline (24/7)


08989 20 246
DMCA.com Protection Status