Ngày nay, các bé được tiếp xúc sớm với điện thoại, máy tính. Do đó, tình trạng trẻ bị mỏi mắt ngày một gia tăng. Vậy các bậc phụ huynh cần làm gì trong trường hợp này? Hãy cùng Đức Nghĩa Pharmacy tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Nhức mỏi mắt ở trẻ em đang ngày càng trở nên phổ biến trong xã hội hiện đại. Với sự gia tăng của các thiết bị điện tử và điều kiện môi trường sống. Đôi mắt của trẻ nhỏ đang phải đối mặt với những áp lực không mong muốn. Ba mẹ cần nhận biết các nguyên nhân gây mỏi mắt và biết cách phòng ngừa để bảo vệ sức khỏe mắt của trẻ.
Nguyên nhân gây nhức mỏi mắt ở trẻ
Sử dụng thiết bị điện tử trong thời gian dài
Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến nhức mỏi mắt ở trẻ là việc xem tivi, điện thoại, máy tính hoặc chơi điện tử ở khoảng cách quá gần và trong thời gian kéo dài. Mắt của trẻ nhỏ còn đang trong quá trình phát triển, việc liên tục tập trung vào màn hình ở cự ly gần sẽ khiến các cơ mắt bị căng thẳng, dẫn đến mỏi mắt.
Áp lực từ thiết bị điện tử cũng khiến mắt trẻ không thể nghỉ ngơi đủ lâu. Gây ra tình trạng điều tiết quá mức và dẫn đến suy giảm thị lực. Điều này đặc biệt nguy hiểm khi trẻ chưa biết cách tự bảo vệ mắt. Hay không được kiểm soát thời gian sử dụng các thiết bị.
Hoạt động cần tập trung mắt ở cường độ cao
Ngoài việc sử dụng thiết bị điện tử, các hoạt động như đọc sách, vẽ tranh, làm bài tập trong thời gian dài cũng có thể gây mỏi mắt. Mắt phải làm việc quá sức khi trẻ tập trung vào một công việc yêu cầu nhìn chi tiết trong thời gian liên tục mà không nghỉ ngơi.
Trong khi các hoạt động này có thể giúp phát triển trí tuệ và tư duy. Ba mẹ cần nhắc nhở trẻ ngừng nghỉ giữa các lần học tập để mắt được thư giãn. Nếu không, mắt sẽ bị căng thẳng. Dẫn đến mệt mỏi và giảm khả năng tập trung.
Tiếp xúc với xánh sáng xanh và ánh sáng chói
Ánh sáng xanh từ màn hình các thiết bị điện tử và ánh sáng chói từ môi trường cũng là tác nhân gây nhức mỏi mắt ở trẻ. Ánh sáng xanh có khả năng xâm nhập sâu vào võng mạc. Làm tổn thương tế bào mắt nếu trẻ tiếp xúc lâu dài. Đặc biệt, khi trẻ không được trang bị kính bảo vệ mắt hoặc không biết cách giảm thiểu thời gian tiếp xúc với màn hình, mắt sẽ dễ dàng bị ảnh hưởng.
Ngoài ra, sự thay đổi ánh sáng đột ngột hoặc làm việc trong điều kiện ánh sáng quá mạnh hoặc quá yếu cũng khiến mắt trẻ dễ bị mệt mỏi.
Học tập và sinh hoạt trong môi trường thiếu ánh sáng
Một môi trường thiếu ánh sáng cũng có thể gây áp lực lên mắt. Khi học tập hay sinh hoạt trong ánh sáng yếu, mắt sẽ phải hoạt động mạnh hơn để nhìn rõ. Khiến cho cơ mắt dễ bị mỏi và khả năng điều tiết giảm sút. Đây cũng là lý do tại sao ba mẹ cần đảm bảo đủ ánh sáng tự nhiên hoặc nhân tạo trong không gian học tập của trẻ.
Ngủ không đủ giấc
Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong việc phục hồi cơ quan thị giác. Khi trẻ không được ngủ đủ giấc, cơ quanh mắt không có đủ thời gian để phục hồi. Khiến mắt luôn trong tình trạng mệt mỏi và căng thẳng. Trẻ thường xuyên thiếu ngủ sẽ gặp tình trạng điều tiết mắt quá mức, dẫn đến mỏi mắt.
Trẻ bị tật khúc xạ mắt
Các tật khúc xạ như cận thị, viễn thị, loạn thị cũng là nguyên nhân quan trọng gây nhức mỏi mắt. Nếu trẻ bị tật khúc xạ nhưng chưa được phát hiện và điều chỉnh đúng cách. Mắt sẽ phải nỗ lực rất nhiều để nhìn rõ mọi thứ xung quanh. Gây mệt mỏi và ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của mắt.
Tác hại của nhức mỏi mắt kéo dài
Suy giảm thị lực
Trẻ bị mỏi mắt kéo dài có nguy cơ bị suy giảm thị lực nhanh chóng. Cơ mắt hoạt động quá mức có thể dẫn đến tình trạng nhìn mờ, khó nhìn xa hoặc gần. Những vấn đề này có thể trở nên nghiêm trọng hơn theo thời gian. Và gây ra các tật khúc xạ nghiêm trọng như cận thị hoặc loạn thị.
Giảm hiệu quả học tập
Một đôi mắt khỏe mạnh là chìa khóa cho quá trình học tập hiệu quả. Khi mắt trẻ bị mỏi và căng thẳng, khả năng tập trung và tiếp thu kiến thức sẽ giảm sút. Trẻ có thể không nhìn rõ bảng, sách vở hoặc màn hình máy tính, làm giảm hiệu quả học tập và kết quả học tập.
Ảnh hưởng kỹ năng xã hội
Suy giảm thị lực không chỉ ảnh hưởng đến học tập mà còn tác động đến kỹ năng xã hội của trẻ. Trẻ có thể gặp khó khăn trong việc tham gia các hoạt động ngoài trời hoặc chơi cùng bạn bè, làm giảm sự tự tin và khả năng giao tiếp.
Ba mẹ nên làm gì để bảo vệ đôi mắt của trẻ?
Để giảm thiểu nguy cơ nhức mỏi mắt ở trẻ. Ba mẹ có thể thực hiện một số biện pháp phòng ngừa hiệu quả:
– Giới hạn thời gian sử dụng thiết bị điện tử: Đảm bảo trẻ chỉ sử dụng điện thoại, máy tính trong khoảng thời gian ngắn, và nên nghỉ ngơi mắt sau mỗi 20 phút.
– Cải thiện điều kiện ánh sáng: Đảm bảo ánh sáng trong phòng học tập đủ sáng và không gây chói mắt.
– Khuyến khích trẻ vận động ngoài trời: Hoạt động ngoài trời giúp mắt trẻ được thư giãn và cải thiện sức khỏe toàn diện.
– Đưa trẻ đi khám mắt định kỳ: Phát hiện sớm và điều chỉnh các tật khúc xạ sẽ giúp giảm áp lực lên mắt trẻ.
Việc bảo vệ đôi mắt khỏe mạnh không chỉ giúp trẻ phát triển tốt hơn về học tập. Mà còn đảm bảo chất lượng cuộc sống và sự phát triển toàn diện. Ba mẹ hãy luôn chú ý đến những thói quen hằng ngày của con để kịp thời điều chỉnh, nhằm bảo vệ thị lực và sức khỏe mắt cho trẻ.
Nguồn: Tổng hợp