Mỡ máu cao là tình trạng rối loạn chuyển hóa lipid máu. Làm tăng nguy cơ mắc các bệnh gan nhiễm mỡ, xơ vữa động mạch. Và là yếu tố nguy cơ của bệnh lý tim mạch, đột quỵ. Vậy, mỡ máu bao nhiêu là cao, người bệnh nên xây dựng chế độ ăn uống như nào?
Chỉ số mỡ máu bao nhiêu là cao và biểu hiện như thế nào?
Tình trạng mỡ máu cao thường không có triệu chứng cụ thể, rõ ràng. Điều này chỉ được phát hiện trong quá trình xét nghiệm máu định kỳ. Hoặc cho đến khi người bệnh gặp phải một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như đột quỵ hay nhồi máu cơ tim.
Trong một số ít trường hợp, ở những người mắc mỡ máu rất cao sẽ có các triệu chứng sau đây:
Xuất hiện các khối u hoặc nếp nhăn phát ban màu vàng ở bên dưới lớp da, cảm thấy ngứa ngáy (hình thành do sự tích tụ chất béo xung quanh gân và khớp).
Buồn nôn, hoa mắt, chóng mặt, cơ thể mập, thở ngắn, thường xuyên mệt mỏi.
Nổi các cục vàng ở góc trong của mắt.
Ngoài các biểu hiện các bác sĩ sẽ kiểm tra cholesterol thông qua xét nghiệm máu để đo tổng lượng cholesterol (cả LDL và HDL) và các chất béo khác (triglyceride). Cụ thể như sau:
- Cholesterol toàn phần > 6,2 mmol/L
- LDL Cholesterol > 4,1 mmol/L
- HDL Cholesterol < 1mmol/L
- Triglycerid > 2,3 mmol/L
(*) Ngưỡng tham chiếu này có thể khác nhau giữa các phòng xét nghiệm. Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định thêm một số xét nghiệm khác
Mỡ máu cao, người bệnh nên xây dựng chế độ ăn uống như thế nào?
Mỡ máu cao là hiện tượng cholesterol, triglyceride tăng cao khi cơ thể dư thừa chất béo không kịp đào thải hoặc chuyển hóa. Điều này sẽ làm tăng lượng mỡ trong máu. Mỡ máu cao thường có biểu hiện ở người béo, thừa cân. Toàn thân có cảm giác nặng nề, ăn kém ngon, hay bực bội, cáu gắt, nhức đầu…
Vì vậy, nếu được chẩn đoán mỡ máu cao bác sĩ có thể khuyên người bệnh thay đổi lối sống để ngăn ngừa bệnh tiến triển. Nếu sau một vài tháng, mức mỡ máu không giảm, người bệnh sẽ được chỉ định dùng thuốc để giảm cholesterol.
Những người có mỡ máu cao không nên ăn hoặc ăn hạn chế các món từ nội tạng động vật; lòng đỏ trứng; mỡ động vật; đường và không dùng nhiều rượu. Hàm lượng chất béo chỉ nên chiếm 15-20% tổng năng lượng cung cấp cho cơ thể hằng ngày.
Các thực phẩm được khuyên dùng giúp giảm mỡ máu là:
- Gạo lứt
- Hạt yến mạch
- Hạnh nhân
- Ưu tiên thịt trắng, thịt nạc, cá
- Các loại quả
Khi mỡ máu cao cần thay đổi chế độ ăn uống và lối sống để giảm mỡ máu. Bao gồm: Tăng cường vận động; Hạn chế chất béo bão hòa, nhất là mỡ động vật, trà sữa. Cần ăn nhiều rau xanh và trái cây để bổ sung chất xơ, vitamin và khoáng chất.
Đối với người thừa cân cần giảm cân, bỏ thói quen xấu như: hút thuốc lá, hạn chế uống rượu bia
Nếu sau khi thay đổi lối sống (khoảng 2-3 tháng) mà mỡ máu không giảm hoặc vẫn tăng cao thì bác sĩ có thể đề nghị điều trị bằng thuốc. Loại thuốc và liều lượng sẽ được cá nhân hóa phụ thuộc vào mức độ mỡ máu, cũng như các yếu tố nguy cơ khác của bệnh tim mạch
Nguồn: Tổng hợp