Bệnh tiêu chảy mùa nắng nóng ở trẻ em

Bệnh tiêu chảy mùa nắng nóng ở trẻ em

Bệnh tiêu chảy là một bệnh thường gặp ở trẻ em, đặc biệt trong mùa nắng nóng. Vì vào mùa nắng nóng, thực phẩm và nước uống dễ bị nhiễm khuẩn hơn. Đặc biệt mùa hè là mùa vui chơi, trẻ em thường rửa tay không kỹ càng trước hoặc sau khi đi vệ sinh. Hoặc khi trời nóng, trẻ có thể tiêu thụ nhiều thực phẩm lạnh dẫn đến tiêu chảy.

Trẻ có sức đề kháng kém nên dễ mắc tiêu chảy. Bệnh thường chuyển biến nặng và kéo dài hơn so với người lớn. Bố mẹ cần quan tâm để phòng tránh bệnh tiêu chảy mùa nắng nóng ở trẻ em và tìm hiểu cách xử lý khi trẻ bị bệnh nhé!

Biểu hiện của bệnh tiêu chảy ở trẻ em

Bệnh tiêu chảy ở trẻ đa dạng và có triệu chứng từ nhẹ đến nặng như:

  • Số lần đi vệ sinh tăng đột ngột trong ngày
  • Trạng thái, màu sắc của phân thay đổi và lượng dịch nhầy hoặc máu trong phân nhiều (trường hợp bé bị nhiễm khuẩn nặng)
  • Chướng bụng, đau bụng hoặc co thắt bụng
  • Sốt cao, buồn nôn, mệt mỏi, quấy khóc, chán ăn,…
  • Tình trạng mất nước từ nhẹ đến nặng: khát nước thường xuyên, da khô bong tróc, hốc hác, mắt trũng, hạ huyết áp, tiểu tiện ít, tay chân lạnh,…

nếu trẻ có biểu hiện nặng như mất nước từ trung bình đến nghiêm trọng; tiêu chảy và nôn mữa dữ dội, kéo dài và liên tục; sốt cao không dứt; tiêu chảy ra máu;… Người lớn cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khác và điều trị kip thời.

 https://nhathuocducnghia.vn/benh-tieu-chay-m…ng-nong-o-tre-em/

Khi trẻ bị tiêu chảy, bố mẹ cần làm gì?

Bù nước điện giải cho trẻ

Khi bé bị tiêu chảy sẽ mất một lượng lớn nước và các chất điện giải quan trọng như: Natri, Kali và Clorua. Mất nước và chất điện giải nặng có thể dẫn đến sốc, ảnh hưởng hệ tuần hoàn máu và nguy hiểm đến tính mạng. Bố mẹ có thể bù nước và các chất điện giải bằng thuốc Oresol cho trẻ. Lưu ý là pha thuốc theo hướng dẫn trên bao bì hoặc chỉ định của bác sĩ.

Chế độ ăn đối với trẻ bị bệnh tiêu chảy

Khi trẻ bị tiêu chảy nên duy trì chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng như bình thường. Ở giai đoạn này trẻ thường biếng ăn, bố mẹ nên chia nhỏ bữa ăn và tăng số lần ăn trong ngày để bé dễ hấp thu hơn.

Nên cho trẻ ăn những món ăn nhẹ và dễ tiêu hóa: cháo, cơm, súp, cà rốt và các thực phẩm dinh dưỡng khác. Tránh sử dụng các thực phẩm khó tiêu như đồ chiên rán, đồ ngọt, sữa bò và các thược phẩm từ sữa. Nếu trẻ còn bú mẹ thì tiếp tục cho trẻ bú thường xuyên. Hoặc trẻ đang uống sữa công thức thì có thể tiếp tục uống nhưng cần pha loãng ra để bé dễ hấp thu.

Bổ sung kẽm và men vi sinh

Kẽm và men vi sinh giúp hồi phục sức khỏe và tăng lợi khuẩn trong đường ruột. Tuy nhiên khi bổ sung kẽm và men vi sinh cần có sự tư vấn và hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa trước khi dùng.

Sự tư vấn và thăm khám của bác sĩ

Nếu bệnh tiêu chảy ở trẻ em trở nặng và kéo dài, bố mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị. Không nên tự ý dùng thuốc chống tiêu chảy khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ.

Phòng ngừa bệnh tiêu chảy mùa hè ở trẻ em

Khi chăm sóc trẻ bị bệnh tiêu chảy:

  • Bố mẹ cần rửa tay sạch sẽ với xà phòng diệt khuẩn trước và sau khi chăm sóc.
  • Giữ trẻ ở nhà, không cho trẻ đến trường, hoặc tiếp xúc đông người. Hạn chế lây lan bệnh.
  • Vệ sinh đồ dùng cá nhân và môi trường xung quanh trẻ.
  • Xử lý sạch sẽ rác thải, quần áo bẩn, thức ăn nước uống để tránh lây lan bệnh.
  • Tránh cho trẻ bị bệnh tiếp xúc với thú cưng, vật nuôi trong nhà.
  • Không dẫn trẻ đi bơi trong thời gian bệnh.
  • Đảm bảo ăn chín uống sôi

Một số biện pháp phòng ngừa bệnh tiêu chảy ở trẻ em hiệu quả:

  • Đảm bảo vệ sinh cá nhân và môi trường sống sạch sẽ: rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và chơi đùa. Vệ sinh các vật dụng, đồ chơi tiếp xúc trực tiếp với trẻ thường xuyên. Dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, đặc biệt là khu vực bếp và nơi trẻ hay chơi đùa.
  • Bảo quản, chế biến thực phẩm an toàn và đúng cách: Đảm bảo thực phẩm được nấu chín kỹ, đặc biệt là thịt, cá, và trứng. Tránh ăn rau sống và các thực phẩm không rõ nguồn gốc. Bảo quản trong tủ lạnh và không để ngoài quá lâu, đặc biệt là trong thời tiết nóng. Cho trẻ uống nước đã được đun sôi hoặc nước đóng chai đảm bảo chất lượng.
  • TIêm phòng bệnh: Rota là nguyên nhân phổ biến gây tiêu chảy nặng ở trẻ em. Tiêm vắc-xin Rota có thể giúp phòng ngừa hiệu quả bệnh này.
  • Quan sát sức khỏe của trẻ: Theo dõi các dấu hiệu bất thường ở trẻ, chẳng hạn như đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn, và mệt mỏi. Đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay khi có dấu hiệu bệnh.

Bằng những biểu hiện và biện pháp phòng tránh bệnh tiêu chảy ở trẻ em, bố mẹ có thể giảm thiểu nguy cơ trẻ bị tiêu chảy trong mùa hè và bảo vệ sức khỏe của trẻ một cách hiệu quả và an toàn nhất.

Nguồn: Tổng hợp

Hotline (24/7)


08989 20 246
DMCA.com Protection Status