Chế độ ăn đóng vai trò quan trọng với người bệnh thiểu năng tuần hoàn não (thiếu máu não). Trong việc hỗ trợ điều trị và phòng ngừa biến chứng. Hãy xây dựng cho mình chế độ ăn uống lành mạnh. Đầy đủ dưỡng chất để bảo vệ sức khỏe não bộ và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Tầm quan trọng của chế độ ăn cho người bệnh thiểu năng tuần hoàn não
Thiểu năng tuần hoàn não là trạng thái suy giảm lượng máu đến nuôi não. Do các bệnh mạn tính gây ra như tăng huyết áp, xơ cứng mạch não, các bệnh van tim, rối loạn nhịp tim, suy thận mạn. Bên cạnh đó còn có một số yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh. Như nghiện bia rượu, thuốc lá, stress, thừa cân, béo phì, ít vận động,…
Thiểu năng tuần hoàn não có thể dẫn đến các triệu chứng như chóng mặt, nhức đầu. Các vấn đề về trí nhớ và khó tập trung.
Mặc dù không có chế độ ăn kiêng phù hợp cho tất cả bệnh nhân thiểu năng tuần hoàn não.
Nhưng việc tập trung vào phương pháp tiếp cận cân bằng, lành mạnh. Có thể cải thiện đáng kể lưu lượng máu và sức khỏe tổng thể. Chế độ ăn cho người bệnh thiểu năng tuần hoàn não nhằm các mục đích:
- Cung cấp dưỡng chất thiết yếu cho não bộ.
- Hỗ trợ kiểm soát các yếu tố nguy cơ (tăng huyết áp, đái tháo đường, mỡ máu cao,…).
- Cải thiện các triệu chứng của bệnh thiểu năng tuần hoàn não.
- Nâng cao chất lượng cuộc sống của người bệnh.
2. Các dưỡng chất cần thiết cho người bệnh thiểu năng tuần hoàn não
Để hỗ trợ điều trị, phòng ngừa biến chứng cho người bệnh thiểu năng tuần hoàn não. Cần bổ sung đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu sau:
- Vitamin nhóm B: B1, B6, B12
- Vitamin C
- Vitamin E
- Acid béo omega-3:
- Magie
- L-arginine
3. Chế độ ăn uống cho người bị thiểu năng tuần hoàn não
– Nên ăn đa dạng thực phẩm: Ăn nhiều loại thực phẩm khác nhau từ các nhóm thực phẩm chính để đảm bảo cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể.
– Hạn chế chất béo: Hạn chế tiêu thụ chất béo bão hòa và cholesterol có hại cho sức khỏe tim mạch. Ưu tiên sử dụng chất béo không bão hòa đơn và đa không bão hòa có lợi cho sức khỏe.
– Giảm muối: Hạn chế lượng muối nạp vào cơ thể để kiểm soát huyết áp.
– Bổ sung chất xơ: Chất xơ giúp giảm cholesterol, kiểm soát lượng đường trong máu, hỗ trợ hệ tiêu hóa.
– Uống đủ nước: Nước giúp vận chuyển dưỡng chất đến não bộ và các cơ quan khác trong cơ thể, đồng thời giúp thanh lọc cơ thể.
4. Những thực phẩm người thiểu năng tuần hoàn não nên ăn
– Trái cây, rau quả: Hãy nhắm đến việc ăn nhiều loại trái cây, rau củ nhiều màu sắc trong ngày. Giàu vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa, trái cây và rau quả giúp tăng cường sức khỏe tổng thể, giúp cải thiện chức năng mạch máu.
– Ngũ cốc nguyên hạt: Các loại ngũ cốc nguyên hạt như gạo lứt, quinoa, bánh mì nguyên hạt cung cấp năng lượng và chất xơ bền vững, có thể giúp điều chỉnh lượng đường trong máu và cholesterol.
– Chất béo lành mạnh: Chất béo không bão hòa có trong dầu ô liu, bơ, các loại hạt, cá béo (cá hồi, cá ngừ) có thể cải thiện sức khỏe mạch máu và giảm viêm.
– Protein nạc: Các nguồn protein nạc như thịt gà, thịt bò nạc, cá, đậu, đậu lăng rất cần thiết cho việc xây dựng, sửa chữa các mô.
– Thực phẩm giàu acid béo omega-3: Omega-3 đặc biệt được tìm thấy trong cá béo, có đặc tính chống viêm, cải thiện chức năng nhận thức.
– Trứng: Lòng đỏ trứng gà chứa nhiều vitamin B12 tốt cho não bộ.
– Sữa, các sản phẩm từ sữa: Sữa chua, phô mai,…
Người bệnh thiểu năng tuần hoàn não nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng. Để có chế độ ăn phù hợp nhất với tình trạng sức khỏe của mình. Chia nhỏ bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày để cơ thể dễ tiêu hóa, dễ hấp thụ dưỡng chất. Chủ động nấu ăn tại nhà để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và lựa chọn nguồn thực phẩm lành mạnh, tốt cho trí não.
Bên cạnh việc bổ sung đầy đủ dưỡng chất, người bệnh thiểu năng tuần hoàn não cần duy trì lối sống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên để nâng cao sức khỏe, kiểm soát tốt các bệnh lý nền (tăng huyết áp, đái tháo đường, mỡ máu cao,…). Khám sức khỏe định kỳ và tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ nếu phải điều trị bệnh.
Nguồn: Tổng hợp
Có thể bạn quan tâm:
Viên uống bổ não ginkgo biloba.
Thiểu năng tuần hoàn não là gì? Nguyên nhân và cách phòng ngừa.