Tuyến giáp sản sinh ra các loại hormon rất quan trọng đối với cơ thể. Trong việc điều khiển thân nhiệt, điều hòa nhịp tim, duy trì cân nặng, sự trao đổi chất và quá trình sản xuất năng lượng. Do đó, nếu tuyến giáp bị suy sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe cơ thể. Vậy người bệnh suy giáp nên tránh hoặc hạn chế ăn gì?
Thực phẩm chứa Goitrogens
Goitrogens là hợp chất làm cản trở sự hấp thu iốt của cơ thể. Gây ảnh hưởng xấu tới chức năng hoạt động của tuyến giáp. Một số thực phẩm chứa goitrogen bao gồm bắp cải, súp lơ, cải Brussels, đậu nành và rau bina. Tuy nhiên, mức tiêu thụ cần phải rất cao thì đây mới là mối lo ngại thực sự.
Trong điều kiện ăn uống bình thường, đây thường không phải là vấn đề và nguy cơ rất thấp. Người bệnh suy giáp không cần phải loại bỏ hoàn toàn các thực phẩm này khỏi chế độ ăn uống mà nên hạn chế.
Tảo bẹ
Người bệnh suy giáp cần tránh các sản phẩm như tảo bẹ .Vì chúng có thể ảnh hưởng đến chức năng và sức khỏe của tuyến giáp. Thực phẩm bổ sung tảo bẹ có nguồn gốc từ rong biển và có hàm lượng iốt cao tự nhiên. Không có lợi cho sức khỏe đối với những người mắc bệnh tuyến giáp.
Đậu nành
Isoflavone đậu nành ức chế enzyme peroxidase tuyến giáp (TPO). Đóng vai trò chính trong quá trình tổng hợp hormone tuyến giáp. Và chúng cũng cản trở việc sản xuất hormone tuyến giáp.
Đậu nành cản trở sự hấp thu levothyroxine. Do đó bệnh nhân đang dùng levothyroxin để điều trị suy giáp nên cố gắng tránh đậu nành. Nếu muốn dùng đậu nành, bệnh nhân nên giữ việc ăn đậu nành và uống levothyroxine cách xa nhau ít nhất 4 giờ.
Canxi
Một số thực phẩm và chất bổ sung giàu canxi cản trở sự hấp thụ levothyroxine. Khoảng cách 4 giờ giữa 2 loại là đủ để đảm bảo không có tác động đáng kể đến nồng độ thyroxine trong máu.
Thức ăn chứa gluten
Những thực phẩm chứa gluten gồm: lúa mì, các loại ngũ cốc, các loại bánh kẹo, nước sốt… có thể gây ảnh hưởng tiêu cực tới bệnh suy giáp. Người bệnh tuyến giáp nên hạn chế những thực phẩm này và cách tốt nhất là xem trên bao bì để xác định được hàm lượng luten có trong sản phẩm.
Thực phẩm chế biến
Thực phẩm chế biến sẵn và đường tạo ra sự mất cân bằng nội tiết tố, làm tăng tình trạng viêm, đồng thời ngăn cản quá trình hồi phục đường ruột và tuyến giáp, vì vậy khi mắc bệnh tuyến giáp nên tránh tất cả các thực phẩm chế biến sẵn.
Đồ uống chứa cồn, caffeine
Các loại đồ uống chứa cồn và caffeine khiến cơ thể người bệnh suy giáp giảm sản xuất ra hormone của tuyến giáp, khiến bệnh trầm trọng hơn.
Khi bị suy giáp, việc dùng thuốc thay thế hormone tuyến giáp cần theo chỉ dẫn của chuyên gia y tế. Thuốc này thường được uống khi bụng đói. Quá nhiều chất xơ trong chế độ ăn uống có thể khiến cơ thể không hấp thụ được thuốc. Một số thực phẩm, chất bổ sung và thuốc cũng có tác dụng tương tự.
Người bị suy giáp nên bổ sung nhiều rau, trái cây và thịt trong khẩu phần ăn hàng ngày theo chỉ định từ bác sĩ, cần bổ sung các loại thực phẩm có lượng calorie thấp, giúp ngừa tăng cân. Đồng thời, bạn nên bổ sung thêm nhiều thực phẩm chứa muối i-ốt và các chất cần thiết từ kẽm.
Nguồn: Tổng hợp
Xem thêm: Chế độ ăn người bệnh suy giáp như thế nào? Tại đây.