Bệnh sởi ở trẻ và cách nhận biết , bố mẹ cần biết

Các dấu hiệu nhận biết bệnh sởi ở trẻ em, bố mẹ cần biết

Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính với các triệu chứng sốt, phát ban,… Bệnh phổ biến ở trẻ em, nhưng cũng ảnh hưởng đến người lớn nếu không có miễn dịch phòng bệnh. Sởi tuy ít gây tử vong nhưng để lại nhiều biến chứng.

Bệnh sởi có tính lây truyền cao nhất. Virus Sởi lây nhiễm bằng đường hô hấp khi tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân. Đôi khi có thể lây gián tiếp qua những đồ vật bị nhiễm các chất tiết đường mũi họng của bệnh nhân.

Bố mẹ cần quan tâm, chú ý tiêm phòng vắc xin sởi cho con càng sớm càng tốt. Vì Bệnh sởi nguy hiểm nhất đối với trẻ em nhỏ tuổi (< 3 tuổi). Bệnh sẽ làm suy yếu sức đề kháng của cơ thể cho nên thường kèm theo biến chứng như phế quản, viêm tai, tiêu chảy,…. Những bệnh này khi mắc cùng bệnh sởi có diễn biến rất nặng.

Nhận biết bệnh sởi ở trẻ, bố mẹ cần biết

Các dấu hiệu nhận biết Bệnh sởi

– Giai đoạn ủ bệnh: 8 – 11 ngày, đây là thời gian từ lúc tiếp xúc với virus cho đến khi xuất hiện các triệu chứng. Trong giai đoạn này bệnh nhân không xuất hiện các triệu chứng.

– Giai đoạn viêm xuất tiết: 3 – 4 ngày bắt đầu xuất hiện triệu chứng. Bệnh nhân sẽ có các triệu chứng như: Sốt nhẹ hoặc vừa, sau sốt cao; Chảy nước mắt nước mũi, ho, viêm màng tiếp hợp, mắt có gỉ kèm nhèm, sưng nề mi mắt; Nội ban xuất hiện (là các hạt trắng, nhỏ như đầu đinh ghim, từ vài nốt đến vài chục, vài trăm nốt mọc ở niêm mạc má phía trong miệng) – Đây là dấu hiệu có giá trị chẩn đoán sớm và chắc chắn nhất.

– Giai đoạn mọc ban: 4 – 6 ngày tiếp theo xuất hiện ban. Ban mọc rải rác hay dính liền với nhau thành từng đám tròn 3 – 6mm. Ban sẽ mọc kéo dài trong 6 ngày theo thứ tự từ sau tai lan ra mặt, xuống đến ngực, tay rồi đến lưng, chân.

– Giai đoạn lui bệnh: Từ sau ngày thứ 6, Ban lặn dần. Các nốt thâm có tróc da mỏng, mịn kiểu bụi phân hay vảy cám. Những chỗ da thâm của ban bay và chỗ da bình thương tạo nên màu da loang lổ gọi là dấu hiệu “vằn da hổ” đó là dấu hiệu để truy chẩn đoán. Toàn thân bệnh nhân hồi phục dần nếu không biến chứng.

Các biến chứng của bệnh

Khi mắc bệnh sởi, sức đề kháng của trẻ sẽ suy yếu dẫn đến các biến chứng kèm theo trong thời gian bệnh. Bố mẹ cần đặc biệt quan tâm theo dõi tình hình sức khỏe của con. Vì những biến chứng này khi mắc cùng bệnh sởi sẽ làm bệnh của bé ngày càng nặng thêm. Dưới đây là một số biến chứng trẻ thường hay gặp phải:

– Biến chứng đường hô hấp

  • Viêm thanh quản: xuất hiện ở giai đoạn đầu của mọc ban, thường gây cơn khó thở do co thắt thanh quản. Hoặc giai đoạn cuối sau phát ban, thường nặng hơn: sốt cao vọt lên, khàn tiêng, khó thở, tím tái.
  • Viêm phế quản:  xuất hiện vào cuối thời kì phát ban, biểu hiện sốt lại, ho nhiều,…
  • Viêm phế quản – phổi: xuất hiện sau khi phát ban, biểu hiện nặng: sốt cao khó thở, khám phổi có ran phế quản và ra nổ. Thường là nguyên nhân gây tử vong trong bệnh sởi, nhất là ở trẻ nhỏ.

– Biến chứng thần kinh

  • Viêm não – màng não – tủy cấp: Là những biến chứng nguy hiểm gây tử vong và di chứng cao. Thường xuất hiện ở tuần đầu của ban, hoặc xuất hiện muộn sau vài năm. Khởi phát đột ngột, sốt cao vọt, co giật, rối loạn ý thức, tê liệt,…

– Biến chứng đường tiêu hóa

  • Viêm niêm mạc miệng: xuất hiện cùng với phát ban. Để lâu không điều trị sẽ nghiêm trọng gây loét niêm mạc miệng, lan sâu rộng vào xương hàm gây hoại tử niêm mạc, viêm xương, rụng răng, hơi thở hôi thối.

– Biến chứng tai – mũi – họng

  • Viêm mũi họng bội nhiễm, Viêm tai – viêm tai xương chũm.

– Biến chứng do suy giảm miễn dịch

  • Hệ miễn dịch suy giảm và dễ mắc thêm các bệnh khác như lao, bạch hầu, ho gà…

Liên hệ Dược Sĩ để được tư vấn tại đây.

Nguồn: Tổng hợp

Hotline (24/7)


08989 20 246
DMCA.com Protection Status