Bệnh dại – Những điều cần lưu ý

Bệnh dại tăng đột biến, những điều mọi người cần lưu ý

Bệnh dại là gì?

Bệnh dại là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do virus dại Rhabdovirus lây từ động vật sang người. Các trường hợp phơi nhiễm với bệnh đều qua vết cắn, vết liếm của động vật mắc bệnh. Đôi khi qua đường tiếp xúc như hít phải khí dung hoặc cấy ghép mô/cơ quan bị nhiễm virus dại.

Nguồn truyền bệnh dại là động vật có vú hoang dã và động vật sống gần người, nhiều nhất là chó, sau đó là mèo.

 https://nhathuocducnghia.vn/benh-dai-nhung-dieu-can-luu-y/

Giai đoạn và triệu chứng bệnh

– Giai đoạn ủ bệnh: Thời gian ủ bệnh ở người từ 2-8 tuần hoặc dài trên vài năm. Ở giai đoạn này không có triệu chứng cụ thể vì virus dại vẫn đang ủ bệnh trong cơ thể sau khi tiếp xúc.

– Giai đoạn tiền triệu chứng: Thường từ 1 – 4 ngày. Có triệu chứng: đau đầu; sốt; mệt mỏi khó chịu; rối loạn giấc ngủ; cảm giác tê và đau tại vết thương nơi vi rút xâm nhập.

– Giai đoạn phát bệnh: Thường kéo dài từ 2 – 10 ngày. Đây là lúc virus đã xâm nhập được vào não bộ và bắt đầu lan rộng gây tổn thương thần kinh.

  • Bệnh dại giai đoạn này được chia thành hai thể khác nhau là: bệnh dại thể cuồng và bệnh dại thể liệt.
  • Các triệu chứng: Sốt; co giật toàn thân hoặc khu trú; cứng gáy, cứng cơ; rối loạn nhận thức và hành vi; nhạy cảm đối với ánh sáng và tiếng ồn;…

Biện pháp phòng, chống bệnh dại

– Tiêm phòng dại:

  • Đối với người tiếp xúc gần với virus như bác sĩ thú ý, kiểm lâm,…hoặc người bị cắn cần tiêm thuốc theo chỉ định của y tế.
  • Đối với thú cưng như chó, mèo,… và động vật có vú khác cần tiêm đều đặn hằng năm để kiểm soát.

– Kiểm soát số lượng thú cưng, động vật

  • Thực hiện đăng ký, cấp giấy phép cho chủ nuôi chó, mèo, động vật khác.
  • Đeo rọ mõm cho chó khi ra ngoài đường, không thả rông.
  • Thực hiện các biện pháp kiểm soát cũng áp dụng cho các loài động vật có khả năng mang virus dại.

– Tuyên truyền và giáo dục trong cộng đồng

  • Tăng cường cung cấp thông tin và giáo dục về tiêm phòng dại động vật, biện pháp xử lý sau khi tiếp xúc với động vật.

– Cách xử lý khi bị cắn hoặc tiếp xúc với động vật

  • Xử lý vết thương: Rửa ngay thật kỹ vết cắn bằng nước xà phòng đặc, sau đó rửa bằng nước muối, bôi chất sát trùng như cồn, cồn iốt để làm giảm lượng vi rút tại vết cắn.
  • Tiêm vắc xin uốn ván và điều trị chống nhiễm khuẩn nếu cần.
  • Tiêm vắc xin dại tế bào hoặc dùng cả vắc xin và huyết thanh kháng dại (HTKD) để điều trị dự phòng tuỳ theo tình trạng súc vật, tình trạng vết cắn, tình hình bệnh dại ở súc vật trong vùng.

Liên hệ Dược Sĩ để được tư vấn tại đây.

Nguồn: Tổng hợp

Hotline (24/7)


08989 20 246
DMCA.com Protection Status