Phòng ngừa hen phế quản tái phát lúc giao mùa

CÂU HỎI:

Chào nhà thuốc, nhà tôi có người bị hen phế quản và đang đến thời điểm giao mùa đông sang xuân. Tôi muốn hỏi cách để phòng ngừa hen phế quản tái phát lúc giao mùa ạ? Cảm ơn nhà thuốc đã trả lời.

TRẢ LỜI:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Đức Nghĩa Pharmacy.

Do nhạy cảm với môi trường, người bệnh hen có thể đột ngột khởi phát cơn hen cấp. Khi thời tiết thay đổi, ô nhiễm môi trường. Hay gắng sức, tiếp xúc với các yếu tố gây dị ứng như phấn hoa, da lông súc vật, hóa chất, nấm mốc, bụi bẩn. Một số thực phẩm, thuốc, hóa chất…Cũng đều có khả năng khởi phát cơn hen ở người có cơ địa nhạy cảm. Và nhiều trường hợp biểu hiện rất nặng nề.

Dưới đây là cách để bạn có thể xử trí khi cơn hen phế quản cấp và phòng ngừa hen phế quản tái phát lúc giao mùa.

Xử trí cơn hen phế quản cấp

Các dấu hiệu khởi phát cơn hen cấp:

Người bệnh có biểu hiện:

– Mệt mỏi, ngứa họng, ngứa cổ, nghẹt mũi hay chảy mũi, ho nhiều, khò khè.

– Thở nhanh hơn bình thường, khó thở khi thở ra tăng dần.

– Nặng ngực, lo lắng hoảng hốt, thức giấc vào ban đêm.

Đối với trẻ nhỏ có biểu hiện trẻ mệt hơn bình thường (biếng chơi, biếng chạy nhảy)… Đặc trưng nhất là tiếng cò cử hay tiếng thở khò khè nặng nhọc. Ngực như có cảm giác bó chặt, chèn ép và thường phải ngồi dậy, bám vào thành giường để thở…

Phòng ngừa hen phế quản tái phát lúc giao mùa

Cách xử trí:

Ngay khi xuất hiện các dấu hiệu đầu tiên của cơn hen. Việc cần làm đầu tiên là tránh xa các yếu tố có thể kích phát cơn hen. Như phấn hoa, lông thú vật, mùi khói thuốc lá, hóa chất…. Giữ ấm cơ thể nếu như bị nhiễm lạnh…

Sau đó sử dụng thuốc cắt cơn hen tùy theo mức độ cơn hen. Nếu cơn hen phế quản nhẹ hoặc vừa (các triệu chứng chỉ có khi hoạt động, khi gắng sức): dùng ngay thuốc giãn phế quản tác dụng nhanh (phổ biến nhất là Salbutamol dạng hít, xịt) theo đúng chỉ dẫn. Sau đó nghỉ ở nhà một giờ nếu đỡ khó thở.

Nếu nặng hơn, có biểu hiện ho, khò khè, bệnh nhân tự xịt vào họng của mình. Cứ 20 phút xịt từ 2 – 4 lần. Trong 1 giờ đầu tiên, người bệnh có thể sử dụng 3 lần thuốc xịt cắt cơn, mỗi lần cách nhau 20 phút.

Nếu tình trạng khó thở không được cải thiện. Thở vẫn nhanh và khó, phải cố gắng để thở. Có biểu hiện co kéo cơ liên sườn và hõm ức khi người bệnh thở; Môi, đầu chi tím; Cánh mũi phập phồng khi người bệnh thở; Khó nói, khó đi lại… thì cần gọi ngay cấp cứu hoặc đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí và điều trị kịp thời.

Dự phòng tái phát cơn hen

Do có liên quan chặt chẽ đến việc thay đổi thời tiết, môi trường sống. Nên những bệnh nhân hen phế quản luôn phải chú ý giữ gìn sức khỏe. Nhất là khi giao mùa, thời tiết lạnh dễ mắc các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp. Do nhiễm vi khuẩn, virut, cảm cúm… làm phế quản co thắt dẫn đến cơn hen cấp.

Đối với những người có cơ địa dị ứng càng cần phải chú ý đến môi trường sống. Nên tránh tiếp xúc với những dị nguyên dễ gây dị ứng như phấn hoa, bụi bẩn, hóa chất, khói thuốc lá… Nếu môi trường làm việc thường xuyên phải tiếp xúc với chất gây dị ứng như bụi bẩn, hóa chất…Tốt nhất nên chuyển đổi nghề nghiệp để bảo vệ sức khỏe.

Các hoạt động gắng sức quá mức cũng là yếu tố khởi phát cơn hen đối với một số người. Bệnh nhân hen phế quản không nên lao động quá nặng, vận động quá sức. Nên làm việc phù hợp với tình trạng sức khỏe, có chế độ nghỉ ngơi hợp lý. Bên cạnh đó nên thường xuyên luyện tập thể lực bằng các bài tập phù hợp với sức khỏe, ăn uống đảm bảo đủ dinh dưỡng, uống đủ nước cũng là biện pháp hiệu quả ngăn ngừa bệnh tái phát.

Phòng ngừa hen phế quản tái phát lúc giao mùa

Lời khuyên

Hen phế quản có thể được kiểm soát tốt nếu được điều trị đúng cách. Theo dõi chặt chẽ, dùng thuốc dự phòng đều đặn và tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ. Do đó, người bệnh cần:

– Đi khám chuyên khoa và phải tuân thủ đúng hướng dẫn điều trị của bác sĩ

– Luôn phải ghi nhớ tránh tiếp xúc với các yếu tố gây kịch phát cơn hen hoặc làm nặng bệnh.

– Luôn mang thuốc dự phòng theo người, ghi nhớ loại thuốc cần sử dụng thận trọng ở người bệnh hen như: aspirin và các thuốc chống viêm không steroid, thuốc chẹn bêta giao cảm (như propranolol).

– Cần liên hệ ngay với bác sĩ khi tình trạng hen không cải thiện hoặc có diễn biến nặng dần lên.

Hy vọng thông tin trên đã giúp bạn tìm ra cách phòng ngừa hen phế quản tái phát vào thời điểm giao thừa cho người thân trong gia đình. Chúc bạn và gia đình nhiều sức khỏe.

Liên hệ Dược Sĩ Đức Nghĩa tư vấn tại đây.

Nguồn: Tổng hợp

Hotline (24/7)


08989 20 246
DMCA.com Protection Status