Sàng lọc ung thư đại trực tràng bằng cách nào?

Câu hỏi :

Nhà thuốc ơi, Sàng lọc ung thư đại trực tràng bằng cách nào? Mình đang có các triệu chứng chứng nghi ngờ bị ung thư thực tràng, mình nên đi bệnh viện để kiểm tra sàng lọc bằng cách nào. Mong nhà thuốc phản hồi sớm.

Trả lời :

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chuyên mục “Bạn hỏi – Đức Nghĩa trả lời”.

Ung thư đại tràng thường có diễn biến âm thầm, đến khi được chẩn đoán thì bệnh đã ở giai đoạn muộn và gây nguy cơ tử vong cao. Tuy nhiên, nếu phát hiện sớm thì người bệnh có thể được điều trị khỏi bệnh. Dưới đây là thông tin về phương pháp sàng lọc ung thư đại trực tràng giúp và gợi ý địa chỉ thực hiện uy tín dành cho bạn.

1.Sàng lọc ung thư đại trực tràng có quan trọng hay không?

 Sàng lọc ung thư đại trực tràng bằng cách nào?

Ung thư đại trực tràng thường không gây ra những biểu hiện rõ ràng ở giai đoạn đầu, hoặc nếu có thì các triệu chứng khá giống với các bệnh thông thường về đường tiêu hóa. Bởi vậy, người bệnh chủ quan, không đi khám sớm và được chẩn đoán bệnh ở giai đoạn muộn.

Lúc này, mục tiêu của các phương pháp điều trị là cải thiện triệu chứng bệnh, giúp bệnh nhân nâng cao chất lượng sống và kéo dài tuổi thọ cho người bệnh. Các phương pháp điều trị ở giai đoạn này cũng phức tạp hơn và tốn kém chi phí hơn rất nhiều. Tâm lý của người bệnh khi ung thư đại tràng đã bước sang giai đoạn muộn cũng rất bất ổn, nhiều người bệnh muốn buông xuôi và từ chối điều trị bệnh.

Sàng lọc ung thư đại tràng có những ý nghĩa quan trọng như sau: 

Giúp phát hiện bệnh rất sớm ngay khi người bệnh chưa xuất hiện triệu chứng. Lúc này, cơ hội điều trị khỏi bệnh sẽ cao hơn, nguy cơ tử vong do ung thư đại tràng cũng giảm đi rất nhiều.

Khi phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm thì việc điều trị bệnh cũng sẽ đơn giản hơn mà vẫn có thể mang lại hiệu quả cao hơn. Bên cạnh đó, các phương pháp điều trị cũng ít gây xâm lấn hơn và giảm tối đa nguy cơ biến chứng bệnh.

Điều trị bệnh ở giai đoạn muộn cũng tốn kém ít chi phí và thời gian điều trị cũng ngắn hơn so với những bệnh nhân phát hiện bệnh muộn.

Khi phát hiện bệnh ngay từ giai đoạn sớm, cơ hội điều trị khỏi bệnh cao, tâm lý của người bệnh cũng sẽ ổn định hơn rất nhiều. Bên cạnh đó, khi được gia đình và bạn bè chia sẻ, động viên thì người bệnh sẽ càng thêm quyết tâm để vượt qua bệnh tật. Từ đó, chất lượng sống của người bệnh cũng được cải thiện hơn rất nhiều.

2.Những ai cần sàng lọc ung thư đại trực tràng?

 Sàng lọc ung thư đại trực tràng bằng cách nào?

Những đối tượng có nguy cơ cao, cần chú ý hơn đến việc sàng lọc ung thư đại trực tràng. Cụ thể là: 

Người có khối polyp lành tính trong đại trực tràng.

Người đã từng bị ung thư đại trực tràng: Dù được chữa khỏi bệnh vẫn nên sàng lọc bệnh, thăm khám định kỳ bởi bệnh vẫn có nguy cơ tái phát.

Người mắc bệnh viêm đại tràng mạn tính hoặc bệnh Crohn.

Trong gia đình có người mắc ung thư đại trực tràng hoặc có khối polyp trong trực tràng.

Tiền sử xạ trị vùng bụng hoặc/và chậu để điều trị các bệnh ung thư trước đó.

Trường hợp có những dấu hiệu bất thường, nghi ngờ bệnh như đau tức vùng bụng, thường xuyên ợ chua, đau quặn bụng sau khi ăn, khó tiêu, chán ăn, đi ngoài ra máu, phân dẹt hơn bình thường, sụt cân không rõ nguyên nhân,… thì cần cũng cần đi sàng lọc bệnh sớm.

3.Sàng lọc ung thư đại trực tràng bằng cách nào?

Để sàng lọc ung thư đại trực tràng, các bác sĩ có thể chỉ định những phương pháp sau:

3.1.Xét nghiệm máu tìm chất chỉ điểm ung thư CEA:

 Sàng lọc ung thư đại trực tràng bằng cách nào?

Chỉ số CEA trong máu tăng bất thường thì rất có thể người bệnh đã mắc ung thư đại trực tràng.

3.2.Xét nghiệm phân gồm có 3 loại:

  • Xét nghiệm hóa mô miễn dịch phân (FIT) có độ nhạy cao cho phép phát hiện. Những dấu vết máu vi thể trong phân, được khuyến cáo xét nghiệm hàng năm.
  • Xét nghiệm tìm máu ẩn trong phân có độ nhạy cao và nên thực hiện mỗi năm một lần.

3.3.Nội soi đại trực tràng:

Bác sĩ sẽ đưa vào đại tràng một ống nội soi đã được gắn camera. Bằng phương pháp này, bác sĩ có thể phát hiện được những bất thường trong đại trực tràng. Có thể sinh thiết hoặc cắt bỏ khối polyp trong quá trình nội soi.

3.4.Chụp X-quang đại tràng có cản quang:

Để phát hiện khối u đại trực tràng một cách dễ dàng hơn.

3.5.Chụp cắt lớp vi tính đại tràng:

Đây là cách giúp xác định rõ vị trí và kích thước của khối u. Cũng như các tổ chức xung quanh, để từ đó chẩn đoán tình trạng di căn của khối u. Và đây cũng chính là yếu tố quan trọng để đưa ra phương pháp. Điều trị phù hợp cho từng người bệnh.

3.6.Những lưu ý về phương pháp nội soi đại tràng: 

  • Trước ngày nội soi nên uống nhiều nước và tránh ăn những thực phẩm khó tiêu. Đậm màu, chỉ nên ăn những thực phẩm nhiều chất xơ và dễ tiêu hóa.
  • Trước khi nội soi, người bệnh sẽ được nhận thuốc để làm sạch đại tràng.
  • Khi đi nội soi cần đi cùng với người nhà.
  • Trong quá trình nội soi, cần cố gắng thực hiện theo những hướng dẫn của bác sĩ. Để việc nội soi diễn ra nhanh chóng và thuận lợi.
  • Bạn có thể có cảm giác khó chịu ở bụng. Nhưng sau đó cảm giác này sẽ nhanh chóng biến mất.
  • Sau nội soi đại tràng, người bệnh cần ở lại bệnh viện khoảng 1 đến 2 tiếng. Để theo dõi tình trạng sức khỏe, kịp thời xử trí nếu có biến chứng.

Hy vọng qua bài viết ” Sàng lọc ung thư đại trực tràng bằng cách nào?” đã giúp tất cả độc giả bổ sung thêm nhiều thông tin bổ ích về căn bệnh nguy hiểm này. Đừng quên chia sẻ bài viết đến người thân, bạn bè và mọi người xung quanh để cùng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe.

Mọi thắc mắc về sản phẩm hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua:

Hotline (24/7)


08989 20 246
DMCA.com Protection Status