Cách phân biệt thuốc kê đơn và không kê đơn?

Câu hỏi:

Làm cách nào để phân biệt thuốc kê đơn và không kê đơn vậy nhà thuốc? Mình vẫn chưa biết cách phân biệt và sử dụng đúng. Có lần tôi ra hiệu thuốc mua nhưng không được bán với lý do phải có đơn thuốc kê từ bác sĩ. Xin tư vấn cho mình.

Trả lời:

Cảm ơn câu hỏi hay từ bạn. Đây là kiến thức về sức khỏe cơ bản mà không phải ai cũng biết để chăm sóc và bảo vệ sức khỏe.

Hiện nay trên thị trường có bán rất nhiều loại thuốc tại các nhà thuốc, được phân thành hai loại chính là thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn. Nhưng không phải ai cũng phân biệt và sử dụng đúng cách với từng loại thuốc. Vì vậy, hãy cùng nhà thuốc tìm hiểu rõ hơn trong bài viết này nhé.

1.Phân biệt thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn

1.1.Thuốc kê đơn (thuốc ETC) là gì?

Cách phân biệt thuốc kê đơn và không kê đơn?

Thuốc kê đơn hay còn gọi là thuốc ETC là thị trường thuốc bán theo đơn bác sĩ. Kênh phân phối thuốc chủ yếu là bệnh viện. Thuốc kê đơn phải được sử dụng theo đúng chỉ định của người kê đơn. Nếu không có thể gây nguy hại đến sức khỏe, tính mạng. Khi cấp phát, bán lẻ, sử dụng phải theo đơn thuốc. Và được quy định trong danh mục nhóm thuốc kê đơn (khoản 10 Điều 2 Luật Dược).

Thuốc kê đơn không được quảng cáo dưới mọi hình thức. Danh mục thuốc kê đơn và bán theo đơn tạm thời quy định tại Mục II Công văn số 1517/BYT-KCB ngày 06/3/2008 của Bộ Y tế. Trong đó có một số thuốc, nhóm thuốc thường gặp như thuốc kháng sinh. Paracetamol, dung dịch truyền tĩnh mạch.

1.2.Thuốc không kê đơn (thuốc OTC) là gì?

Cách phân biệt thuốc kê đơn và không kê đơn?

Thuốc không kê đơn là thuốc khi cấp phát, bán lẻ và sử dụng không cần đơn thuốc. Thuộc Danh Mục thuốc không kê đơn do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.

Đáp ứng các tiêu chí sau:

  • Thuốc có độc tính thấp, trong quá trình bảo quản và đưa vào trong cơ thể người. Không tạo ra các sản phẩm phân hủy có độc tính. Không có những phản ứng có hại nghiêm trọng dẫn đến tử vong, đe dọa tính mạng. Nhập viện hoặc kéo dài thời gian nằm viện. Để lại di chứng nặng nề hoặc vĩnh viễn. Gây dị tật thai nhi hoặc bất kỳ phản ứng có hại khác. Gây hậu quả nghiêm trọng cho người bệnh.
  • Thuốc được chỉ định trong điều trị các bệnh không nghiêm trọng. Và người bệnh có thể tự điều trị, không nhất thiết phải có sự kê đơn. Và theo dõi của người hành nghề khám chữa bệnh.
  • Đường dùng, dạng thuốc đơn giản mà người sử dụng có thể tự dùng (chủ yếu là đường uống, dùng ngoài da) với hàm lượng, nồng độ thích hợp cho việc tự điều trị.
  • Thuốc ít tương tác với các thuốc khác và thức ăn, đồ uống thông dụng.
  • Thuốc ít có nguy cơ bị lạm dụng. Sử dụng sai mục đích ảnh hưởng an toàn của người sử dụng.
  • Thuốc đã lưu hành tại Việt Nam tối thiểu 05 năm.

Nói cách khác, thuốc kê đơn là thuốc không thuộc Danh mục thuốc không kê đơn còn hiệu lực do Bộ Y Tế ban hành.

2.Cách phân biệt thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn theo kí hiệu

Cách phân biệt thuốc kê đơn và không kê đơn?

Khi đọc tên thuốc nếu thấy ký hiệu Rx ở đầu trên hộp thuốc. Đây là kí hiệu viết tắt của tiếng la tinh “Recipe” chỉ những thuốc kê đơn. Đối với loại thuốc không kê đơn thì không có kí hiệu này.

3.Lưu ý khi sử dụng thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn

Cả hai loại thuốc này đều được cảnh báo có thể gây hại cho cơ thể. Nếu không được sử dụng an toàn.

Một số lưu ý dưới đây sẽ giúp bạn ngăn chặn được những tác dụng không mong muốn từ các loại thuốc trên:

  • Không nên tự ý mua thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn ở các nhà thuốc .Mà nên đến cơ sở y tế để được thăm khám và kê đơn phù hợp.
  • Bên cạnh đó, bạn cần biết thêm rằng đơn thuốc chỉ có hiệu lực mua hoặc lĩnh trong vòng 5 ngày kể từ ngày kê đơn, số lượng thuốc tối đa kê trong đơn thuốc là 30 ngày (trừ thuốc dây nghiện, hướng thần có quy định riêng).
  • Việc quy định hiệu lực mua/lĩnh thuốc và số lượng ngày thuốc tối đa trong đơn. Để đảm bảo người bệnh dùng thuốc kịp thời. Phù hợp với tình trạng bệnh, được thăm khám. Xét nghiệm lại để đánh giá lại tình trạng bệnh và điều chỉnh phác đồ nếu cần thiết.

Với tình trạng hiện nay có nhiều người bệnh lo ngại đi bác sĩ hay các cơ sở khám chữa bệnh. Dẫn đến tự ý mua thuốc hoặc lấy  lại đơn thuốc cũ ở bên ngoài. Việc này không đem lại lợi ích cho việc điều trị và có thể ảnh hưởng không tốt tới sức khoẻ. Thay vào đó, phải có đơn từ bác sĩ hoặc tư vấn từ các dược sĩ có chuyên môn để tránh tình trạng lạm dụng thuốc và sử dụng thuốc gây hại sức khỏe.

Nếu có bất kì thắc mắc nào về thuốc hoặc đơn thuốc liên hệ ngay Dược sĩ hệ thống nhà thuốc Đức Nghĩa sẽ giải đáp cho bạn.

Đừng quên chia sẻ những thông tin bổ ích này cho gia đình, bạn bè, người thân!

Nguồn: tổng hợp

Hotline (24/7)


08989 20 246
DMCA.com Protection Status