Câu hỏi:
Phòng tránh đuối nước cho trẻ khi đi bơi mùa hè? Con tôi 10 tuổi cháu rất thích bơi lội, gần đây cháu có xin đi tắm biển cùng bạn bè nhưng không có người lớn đi cùng tôi rất lo lắng. Làm cách nào để tôi có thể hướng dẫn bé đi bơi an toàn và phòng tránh được tai nạn đuối nước.
Trả lời:
Nhà thuốc Đức Nghĩa chào bạn. cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho nhà thuốc chúng tôi.
Theo các chuyên gia, đuối nước là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em trong số trẻ em bị tai nạn thương tích. Mỗi năm ước tính, khoảng 2.000 trẻ em tử vong do đuối nước mỗi năm. Đuối nước đã cướp đi sự sống của nhiều trẻ em, để lại nỗi đau đớn tột cùng cho các gia đình và xã hội.
Nguyên nhân của tình trạng này chủ yếu do nhận thức của gia đình, cộng đồng, xã hội về nguy cơ gây đuối nước trẻ em còn hạn chế; trẻ em thiếu sự giám sát, trông giữ của cha mẹ, người chăm sóc trẻ; trẻ em chưa biết bơi, thiếu kỹ năng an toàn trong môi trường nước; môi trường xung quanh vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây đuối nước ở trẻ em.
Chính vì vậy, khi cho trẻ đi tắm biển, ao, hồ, sông các bậc phụ huynh cần lưu ý:
1.Hãy luôn cho trẻ mặc áo phao/phao khi đi bơi và kiểm tra độ sâu và chướng ngại vật trước khi cho trẻ bước chân xuống nước
Những yếu tố cơ bản bạn cần nhớ là chọn áo phao có thiết kế giúp đầu nổi trên mặt nước, trẻ em không thể mặc áo phao dành cho người lớn. Bạn cần kiểm tra tình trạng áo phao, phao cứu hộ ít nhất một năm một lần, và loại áo phao có lớp giữ nhiệt sẽ giúp bạn chống chọi với thời tiết lạnh.
2.Khởi động 15 phút trước khi bơi sẽ giảm tỷ lệ bị chuột rút trong khi bơi
“Khởi động” là bước quan trọng giúp bôi trơn cơ bắp, tạo điều kiện để cơ thể có thời gian chuẩn bị trước khi tham gia các hoạt động thể dục, thể thao.
Khởi động đúng cách sẽ làm giảm nguy cơ mắc phải các chấn thương trong suốt quá trình vận động. Nếu khởi động kỹ sẽ giúp khơi thông hệ thống tuần hoàn và bạch huyết cho cơ quan vận động. Do đó, mọi chất thải chuyển hóa tại chỗ sẽ được xử lý nhanh. Chống đau mỏi cơ sau khi bơi. Giúp bơi kéo dài mà không gây đau.
Ngoài ra, nó giúp bạn bơi đẹp, bơi lướt, bơi thư thái, bơi dài với một cơ thể linh hoạt, mềm dẻo.
3.Chú ý quan sát, lựa chọn chỗ bơi đông người và luôn bơi cùng trẻ và bơi không quá xa bờ 15m.
- Không nên để trẻ tắm quá 2 tiếng liên tiếp. Vì điều này có thể khiến trẻ bị nhiễm lạnh.
- Không nên tắm vào thời điểm từ 11h trưa đến 3h chiều.
- Nên thường xuyên chú ý đến trẻ em vì ngay cả trong nước cạn. Sóng cũng có thể đánh úp khiến trẻ chới với.
Cần thận trọng khi cho trẻ tắm biển trong thời tiết xấu, sóng lớn. Tắm ở vùng hoang vắng tắm gần các bến bãi tàu bè, mỏm đá, cọc đóng trên biển…Tắm biển cần chỉ cho trẻ tắm tại các bãi biển. Có đội cứu hộ và tắm trong khu vực bơi được chỉ định.
4.Nên cho trẻ tập bơi khi còn nhỏ
Vì bơi lội không chỉ là một môn thể thao tốt cho sức khỏe. Mà còn giúp ích rất nhiều cho sự phát triển cả thể chất lẫn tinh thần bé. Có nhiều khóa học bơi được tổ chức cho trẻ từ 4 tuổi trở lên và trẻ từ 1 – 4 tuổi. Khi các con sẵn sàng muốn học bơi.
Thế nhưng, phụ huynh nên lưu ý rằng. Mỗi trẻ phát triển khác nhau nên bé cũng có độ tuổi học bơi khác nhau. Cho bé làm quen với môi trường nước từ sớm là một cách giúp bé cảm nhận cuộc sống. Bài viết này sẽ giúp mẹ bắt đầu cho con tập luyện bơi lội từ sớm.
Khi 6 tháng tuổi (thời điểm mà bé đã có thể đạp nước tung tóe và cổ bé đã cứng). Bé sẽ bắt đầu thích ở trong hồ bơi. Vì vậy, bạn có thể cho trẻ học bơi từ khi 6 tháng tuổi. Bạn không cần phải lo lắng về clo trong nước hồ bơi có thể ảnh hưởng đến bé. Hoặc thấy bé la hét trong những ngày học bơi đầu. Nếu thích nghịch nước thì bé cũng sẽ thích bơi ngay thôi. Bên cạnh đó, bạn cũng nên dành thời gian để bé quen dần với nước lạnh.
Hy vọng với 4 cách phòng tránh đuối nước cho trẻ khi đi bơi mùa hè trên là những thông tin hữu ích từ nhà thuốc cung cấp, các bậc phụ huynh có thể trang bị cho con em để phòng tránh và bảo vệ chính mình nếu xảy ra tình trạng đuối nước.
Chúc cả gia đình có một kỳ nghỉ hè vui vẻ!
Bài viết liên quan:
Nguy cơ viêm tai giữa khi đi bơi mùa hè