Chăm sóc răng miệng cho người già đúng cách

Câu hỏi:

Làm thế nào để chăm sóc răng miệng cho người già đúng cách? Bố tôi năm nay 65 tuổi, gần đây bố hay than phiền răng đau và ăn đồ cứng khó khăn. Tôi thì chưa biết cách chăm sóc răng miệng cho bố thế nào cho tốt. Xin nhà thuốc tư vấn cho tôi.

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến hệ thống nhà thuốc Đức Nghĩa.

Khi càng lớn tuổi thì sức khỏe răng miệng của người già càng có nhiều vấn đề hơn nếu không được chăm sóc đúng cách. Vậy “cách chăm sóc răng miệng cho người già đúng cách là như thế nào?” để có được một hàm răng chắc khỏe hơn. Cùng nhà thuốc đi tìm câu trả lời nhé.

Chăm sóc răng miệng cho người già đúng cách

1.Các bệnh răng miệng thường gặp ở người cao tuổi

Tuổi tác cao khiến nhiều người cao tuổi có nguy cơ mắc một số vấn đề về sức khỏe răng miệng, chẳng hạn như:

  • Răng bị sậm màu:

Có thể do những thay đổi trong ngà răng hoặc do tiêu thụ thực phẩm và đồ uống gây đổi màu răng trong một thời gian dài. Cũng có thể do sự mỏng đi của lớp men răng bên ngoài khiến ngà răng có màu vàng sậm hơn lộ ra ngoài. Răng bị sậm màu có thể là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng hơn và cần được nha sĩ kiểm tra.

Các bệnh răng miệng thường gặp ở người cao tuổi-Răng bị sậm màu:

  • Khô miệng:

Nguyên nhân là do giảm lưu lượng nước bọt, có thể là kết quả của phương pháp điều trị ung thư sử dụng bức xạ ở vùng đầu và cổ, cũng như một số bệnh lý như hội chứng Sjögren hoặc cũng có thể do tác dụng phụ của thuốc, đặc biệt khi người cao tuổi sử dụng quá nhiều loại thuốc để chữa trị các bệnh lý mãn tính.

  • Giảm cảm giác vị giác:

Có thể đến từ sự teo các nhú vị giác do lão hóa, do bệnh lý toàn thân, do dùng thuốc và do mang hàm giả.

  • Sâu chân răng:

Điều này là do chân răng tiếp xúc với axit gây sâu răng. Chân răng bị lộ ra khi mô nướu bị tụt ra khỏi răng. Phần chân răng không có men răng để bảo vệ và dễ bị sâu hơn phần thân răng.

Sâu chân răng-Chăm sóc răng miệng cho người già đúng cách

  • Bệnh nha chu:

Gây ra bởi mảng bám và trở nên tồi tệ hơn do thức ăn còn sót lại trong răng, sử dụng các sản phẩm thuốc lá, do đang mang các loại phục hình như cầu răng và hàm giả lỏng lẻo, chế độ ăn uống thiếu chất và một số bệnh như thiếu máu, ung thư và tiểu đường.

  • Mất răng:

Bệnh lý nha chu là nguyên nhân hàng đầu gây mất răng.

  • Tiêu sống hàm:

Điều này là do mất răng không được phục hồi. Mất một răng làm các răng còn lại di chuyển vào khoảng trống, tạo nên các rối loạn về khớp cắn và các bệnh lý sâu răng, nha chu.

  • Viêm miệng do hàm giả:

Hàm giả tháo lắp không khít sát, lỏng lẻo, vệ sinh răng miệng kém hoặc tích tụ nấm Candida albicans gây ra tình trạng này.

Viêm miệng do hàm giả:

  • Nấm miệng:

Các bệnh hoặc thuốc ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch. Có thể kích hoạt sự phát triển quá mức của nấm Candida albicans trong miệng.

Bản thân tuổi tác không phải là yếu tố chi phối duy nhất trong việc xác định sức khỏe răng miệng. Tuy nhiên, một số tình trạng bệnh lý, chẳng hạn như viêm khớp ở bàn tay và ngón tay. Có thể khiến việc đánh răng hoặc dùng chỉ nha khoa trở nên khó thực hiện. Thuốc cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng và có thể tạo ra sự thay đổi cần thiết. Trong việc điều trị nha khoa của người lớn tuổi. 

2.Chăm sóc răng miệng cho người già đúng cách

Để chăm sóc răng miệng cho người cao tuổi đúng cách thì chúng ta cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

2.1.Vệ sinh răng miệng hàng ngày đúng cách:

  • Chải răng mỗi ngày bằng kem đánh răng có fluor khoảng 2 lần mỗi ngày. Vào buổi sáng sớm và tối trước khi đi ngủ. Lấy răng giả ra trước khi đánh răng.
  • Chải răng đúng cách bằng bàn chải mềm khắp các mặt nhai, mặt ngoài và trong răng. Đối với người có răng bị gãy rụng, cần sử dụng bàn chải nhẹ nhàng, tránh tổn thương nướu.
  • Kết hợp sử dụng nước muối súc miệng vào buổi sáng.
  • Khám kiểm tra răng miệng theo đinh kì khoảng 6 tháng/lần. Đây cũng là cách chăm sóc răng miệng cho người già đúng cách đầu tiên. Mà các bạn nên thực hiện hàng ngày.

2.2.Chế độ ăn uống hợp lý

  • Không nên ăn bánh ngọt hay các loại kẹo quá nhiều. Chỉ nên ăn bánh ngọt vào bữa chính và đánh răng ngay sau đó.
  • Nên ăn nhiều các loại rau và trái cây tươi. Bởi chúng là nguồn cung cấp vitamin cho cơ thể nói chung. Cho răng và lợi nói riêng, chúng cũng có tác dụng làm sạch răng sau khi ăn.
  • Người cao tuổi thường ăn ít và ăn làm nhiều bữa. Sau mỗi lần ăn, phải súc miệng và chải răng ngay. Không để thức ăn lưu lại trên răng và lợi. Tạo điều kiện cho vi khuẩn có sẵn trong miệng lên men. Tạo ra chất axit phá hủy men răng, dẫn đến sâu răng.
  • Nên ăn đủ các chất: đạm (thịt, trứng, tôm, cua, sữa, đậu phụ), vitamin (trái cây), muối khoáng…Hạn chế ăn các loại chất béo nhiều.

2.3.Phục hình răng giả nếu bị mất răng

Dù bị mất răng do bất cứ lý do gì. Người cao tuổi cũng nên đến nha sĩ để khám và phục hình răng sau đó 1 tháng. Nếu để lâu ngày, răng sẽ bị xô lệch, làm mất khoảng trống của răng đã mất. Đồng thời gây xáo trộn khớp cắn, khó chải sạch răng.

Khi không còn răng để tiêu hóa thức ăn, sức khỏe mau suy sụp vì thiếu dinh dưỡng. Chính vì vậy mà việc phục hình răng giả nếu bị mất răng. Là cách chăm sóc răng miệng cho người già tốt nhất mà các bạn nên thực hiện ngay.

Qua những thông tin trên đây, chắc các bạn cũng đã hiểu rõ hơn về cách chăm sóc răng miệng người già đúng cách là như thế nào rồi đúng không. Nếu còn vấn đề thắc mắc nào khác thì các bạn hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn thêm.

Đừng quên chia sẻ những thông tin bổ ích này đến bạn bè người thân và gia đình để chăm sóc sức khỏe người cao tuổi thật tốt.

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về vấn đề nào về sức khỏe hãy liên hệ ngay với chúng tôi Nhà Thuốc Đức Nghĩa.

Hotline (24/7)


08989 20 246
DMCA.com Protection Status