Cách chăm sóc trẻ bị tay chân miệng tại nhà

Câu hỏi:

Dịch tay chân miệng đang bùng phát khiến mình rất lo lắng. Con trai mình đang tuổi gửi trẻ nên khả năng lây nhiễm càng cao. Mình có lên mạng tìm hiều về căn bệnh này, tuy nhiên vẫn còn nhiều khúc mắc. Xin nhà thuốc tư vấn cho mình cách chăm sóc trẻ bị tay chân miệng tại nhà hiệu quả.

Trả lời:

Mùa hè thời tiết nóng ẩm, thuận lợi nhiều cho các loại virus phát triển mạnh, gây ra nhiều loại bệnh, trong đó có bệnh tay chân miệng. Bệnh tay chân miệng là một bệnh do virus gây ra có tốc độ lây lan nhanh, dễ bùng phát thành dịch. Hiện tại tình hình bệnh tay chân miệng ở trẻ em tại khu vực miền Nam đang diễn tiến ở mức rất cao. Các bậc cha mẹ cần chủ động tìm hiểu và thực hiện các biện pháp phòng tránh, bảo vệ sức khỏe cho con em mình.

Sau đây Đức Nghĩa Pharmacy sẽ hướng dẫn tất cả đôc giả cách chăm sóc trẻ bị tay chân miệng tại nhà hiệu quả.

1.Bệnh tay chân miệng là gì? Dấu hiệu nhận biết sớm bệnh tay chân miệng

Cách chăm sóc trẻ bị tay chân miệng tại nhà

Tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm chủ yếu do 2 chủng vi rút Coxackievirus (A16) và Enterovirus tuýp 71 (EV71) gây ra, trong đó đa số các biến chứng chủ yếu do chủng EV71.

Bệnh có khả năng lây lan nhanh qua đường tiêu hóa, dễ thành dịch và có thể gặp ở mọi lứa tuổi, phổ biến nhất là ở trẻ em dưới 5 tuổi. Tay chân miệng là bệnh lành tính, tuy nhiên nếu trẻ không được chăm sóc và điều trị đúng cách có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm não, viêm màng não, phù phổi cấp dẫn đến tử vong. Mầm bệnh chính là từ nước bọt, phỏng nước và phân của những người bị nhiễm bệnh.

Dấu hiệu đặc trưng của bệnh là sốt, loét miệng, đau miệng, phát ban dạng phỏng nước ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông.

  • Giai đoạn ủ bệnh:

Vi rút xâm nhập vào cơ thể trẻ và có thời gian ủ bệnh từ 3 – 7 ngày.

  • Giai đoạn khởi phát:

1 – 2 ngày, ở giai đoạn này trẻ có triệu chứng sốt (có thể sốt nhẹ thoáng qua, cũng có thể sốt cao 39-40oC), mệt mỏi, đau họng, lười ăn, tiêu chảy.

  • Giai đoạn toàn phát:

Kéo dài từ 3 – 10 ngày với các triệu chứng điển hình của bệnh như: Loét miệng: vết loét đỏ, các vết phỏng nước đường kính từ 2 – 3 mm ở niêm mạc miệng, lưỡi, lợi làm cho trẻ bị đau miệng, bỏ ăn, tăng tiết nước bọt. Các nốt phát ban dạng phỏng nước: Xuất hiện các bóng nước từ 2 – 10mm, màu xám, hình bầu dục ở lòng bàn tay và lòng bàn chân, có thể lồi lên trên da, sờ có cảm giác cộm hay ẩn dưới da, thường ấn không đau, bóng nước vùng mông và gối thường xuất hiện trên nền hồng ban. Các nốt phát ban sẽ tồn tại trong khoảng 7 ngày và tự biến mất nhưng sẽ để lại vết thâm, không loét và ít khi bội nhiễm. Ngoài ra trẻ có thể bị sốt nhẹ, nôn.

2.Cách chăm sóc trẻ bị tay chân miệng tại nhà hiệu quả

  • Về dinh dưỡng: 

Cho trẻ uống nhiều nước mát và ăn thức ăn dễ tiêu. Không làm trẻ đau họng thêm bằng cách dùng thìa mềm cho ăn, không cho ngậm vú nhựa, không cho ăn, uống đồ có vị chua hoặc có gia vị.

Cách chăm sóc trẻ bị tay chân miệng tại nhà-Về dinh dưỡng

  • Về thuốc:

Chỉ dùng theo chỉ định của thầy thuốc. Trường hợp sốt dùng thuốc paracetamol để hạ sốt, giảm đau. Bù đủ nước cho trẻ nếu có sốt cao. Vệ sinh miệng thường xuyên bằng các dung dịch sát khuẩn. Có thể súc miệng bằng nước muối loãng nếu trẻ súc được. Tại các vị trí bị thương tổn ngoài da, bôi các dung dịch sát khuẩn để tránh bội nhiễm.

Về thuốc:

  • Cách ly và thực hiện vệ sinh thân thể:

Cách ly trẻ bị bệnh với các trẻ khác trong nhà. Người lớn khi tiếp xúc và chăm sóc trẻ bị bệnh nên đeo khẩu trang cho mình và cả trẻ. Sau khi tiếp xúc nên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch. Để hạn chế sự lây lan khi phải chăm sóc trẻ lành. Quần áo, tã lót của trẻ bị bệnh nên được ngâm dung dịch sát khuẩn. Như cloramin B hoặc luộc nước sôi trước khi giặt bằng xà phòng và nước sạch. Vật dụng cá nhân ăn uống của trẻ như bình sữa, ly/cốc uống nước, chén/bát ăn cơm, muỗng ăn… nên được luộc sôi và sử dụng riêng biệt cho từng trẻ. Tắm rửa và vệ sinh nhẹ nhàng thân thể cho bé hằng ngày. Bằng nước sạch để tránh nhiễm khuẩn.

  • Theo dõi sát tình trạng bệnh:

Trong 7 ngày kể từ lúc bị bệnh, ngoài việc chăm sóc tại nhà. Và dùng thuốc theo đơn thì hằng ngày. Nên đưa trẻ đi tái khám để phát hiện sớm những diễn biến bất thường. Bệnh lây lan mạnh nhất trong tuần đầu. Nhưng vi rút có thể còn tồn tại trong phân vài tháng sau.

3.Cách phòng tránh bệnh chân tay miệng vào mùa hè

Bệnh Tay chân miệng hiện nay chưa có vắc xin phòng bệnh. Nên trẻ và người chăm trẻ cần thực hiện tốt các biện pháp sau:

  • Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước chảy. Nhất là trước và sau khi nấu ăn, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Nếu có chăm sóc trẻ thì cần lưu ý rửa tay sau mỗi lần thay tã. Làm vệ sinh cho trẻ.
  • Vệ sinh các dụng cụ, vật dụng, đồ chơi, sàn nhà bằng nước và xà phòng. Rồi khử khuẩn bằng cloramin B (có thể mua tại nhà thuốc).
  • Đeo khẩu trang mũi miệng khi hắt hơi hoặc ho.
  • Ăn chín, uống sôi và khử khuẩn môi trường có trẻ bị bệnh và môi trường xung quanh.
  • Cách ly người bệnh tại nhà cho đến khi khỏi bệnh (thường ít nhất là 7 – 10 ngày).

Hy vọng với những thông tin bổ ích từ nhà thuốc cung cấp. Các bậc phụ huynh nên cẩn trọng vì bệnh tay chân miệng ban đầu có thể chỉ sốt nhẹ, ho khan, nổi ban… giống như các nhiễm vi rút thông thường khác nhưng sau đó một số ít sẽ nguy kịch nhanh. Do đó, khi thấy có bất cứ bất thường nào dù đang mùa dịch. Hay không cũng nên đưa trẻ đi khám tại cơ sở y tế gần nhất. Để được khám, chẩn đoán và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.

Bạn xem chưa? Virus EV71 gây bệnh tay chân miệng nặng tái xuất

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về vấn đề nào về sức khỏe hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua:

Qua Website: https://nhathuocducnghia.vn/

Qua kênh Shopee:https://shopee.vn/nhathuocducnghia

Qua FaceBook: https://www.facebook.com/nhathuocducnghia

 

Hotline (24/7)


08989 20 246
DMCA.com Protection Status