Liệu ăn gan động vật có độc hại như lời đồn?

Câu hỏi: Liệu ăn gan động vật có độc hại như lời đồn?

Liệu ăn gan động vật có độc hại như lời đồn? là câu hỏi tôi đang thắc mắc nhưng vẫn chưa có câu trả lời. Vì theo nhiều thông tin trên mạng có nhiều ý kiến trái chiều nhau. Là một độc giả thường xuyên theo dõi các bài viết của nhà thuốc, nay tôi mới có cơ hội nhờ nhà thuốc chia sẻ về vấn đề trên.

Trả lời: Liệu ăn gan động vật có độc hại như lời đồn?

Nhà thuốc chào bạn. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn Dược sĩ nhà thuốc Đức Nghĩa là nơi chia sẻ.

Theo quan niệm dân gian, “Ăn gì bổ nấy” nên hầu hết mọi người cho rằng ăn gan bổ gan. Vì vậy, không ít người thấy có triệu chứng như ăn khó tiêu, mệt mỏi, chướng bụng, nóng nổi mụn… lại tích cực ăn gan gà hay các loại động vật khác với mong muốn giúp gan khỏe.

Theo các nghiên cứu, gan gà và các loại gan động vật khác là bộ phận chuyển hoá và giải chất độc nên có thể chứa độc hay các vi khuẩn có hại. Vậy liệu ăn gan có độc không, hãy cùng nhà thuốc tìm hiểu qua những thông tin dưới đây.

1.Liệu ăn gan động vật có độc hại như lời đồn?

Liệu ăn gan động vật có độc hại như lời đồn?

Trên cơ sở y học, gan là bộ phận có nhiệm vụ chuyển hoá và giải chất độc nên nếu cơ thể động vật có sức khỏe kém hoạt động của gan kém đi sẽ không thải được chất độc ra ngoài thì trong gan sẽ còn tồn dư nhiều mầm bệnh. Ngoài ra, gan cũng là thường trú của một số loại ký sinh trùng như sán lá gan. Những con vật bị bệnh viêm gan thì gan sẽ chứa nhiều virus và độc tố gây bệnh. Do đó, trong cơ thể động vật hiện nay, có thể nói gan là nơi có nhiều chất độc hại.

Tuy nhiên, để xét xem loại thực phẩm nào đó có thực sự tốt đối với cơ thể hay không, cần biết được thành phần và hàm lượng các chất dinh dưỡng có trong thực phẩm gồm những gì và lượng là bao nhiêu. Đối với gan đay loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, có độ đạm cao. Ngoài ra, gan còn chứa vitamin A, B, D cùng acid folic, acid nicotinic cần thiết cho cơ thể. Gan lợn, bò, gà cũng đứng đầu về hàm lượng chất sắt và hàm lượng vitamin C, Selen phong phú trong gan cũng giúp tăng cường sức miễn dịch cho cơ thể.

Vậy có thể nói rằng liệu gan gà có độc không hay các loại gan khác có độc không cần phải xem xét đến sức khỏe của vật nuôi và cách chế biến của người dùng.

2. Nguồn dinh dưỡng trong gan động vật mà không phải ai cũng biết

  • Giàu protein

Gan là nguồn cung cấp protein tuyệt vời cho cơ thể. Protein đóng vai trò quan trọng đối với sự hình thành, duy trì và phát triển cơ bắp. Vì thế cung cấp đủ protein cho trẻ em trong độ tuổi phát triển là điều thiết yếu. Các bạn cần lưu ý là gan gia cầm chứa lượng đạm cao hơn so với gan gia súc: 100g gan gà chứa 18,2g đạm, 100g gan vịt chứa 17,1g đạm; ngược lại, trong 100g gan lợn có 1,8g đạm. Để không bị thừa đạm, bạn nên tính khẩu phần ăn cho các thành viên hợp lý.

  • Dồi dào vitamin

Gan rất dồi dào vitamin A và B12. Vitamin A giúp mắt sáng, giữ đôi mắt khỏe mạnh và tăng cường hệ miễn dịch. Vitamin B12 giúp sản sinh hồng cầu, ngăn ngừa thiếu máu và ổn định hoạt động của hệ thần kinh. Gan gà chứa nhiều vitamin A nhất, trong 100g chứa đến 6960mg.

Liệu ăn gan động vật có độc hại như lời đồn?

  • Khoáng chất

Gan cũng chứa rất nhiều chất sắt, kẽm và selen. Sắt là nguyên liệu để tạo ra huyết sắc tố, nó hỗ trợ chữa bệnh mù màu, còi xương và thiếu máu. Kẽm giúp phục hồi tế bào, chữa lạnh vết thương, và duy trì sức đề kháng. Selen lại là chất chống oxy hóa, nó cũng rất cần thiết cho sức khỏe nam giới. Hai loại gan dồi dào sắt nhất là gan gà và gan lợn. 100g gan gà chứa 8,2g sắt, 100g gan lợn chứa 12g sắt.

  • Nhiều cholesterol

Gan thuộc nhóm phủ tạng, nên giàu chất béo, hàm lượng cholesterol cao. Đơn cử, trong 100g gan gà chứa đến 440mg cholesterol. Mà lượng cholesterol tối đa cơ thể được nạp mỗi ngày chỉ là 300mg cholesterol. Vậy nên những người bị gút, cao huyết áp, máu nhiễm mỡ,… không nên ăn nhiều gan.

3.Ăn gan đúng cách để không “rước họa vào thân”

  • Chọn và sơ chế gan đúng

Mặc dù gan không dự trữ chất độc, nhưng đây là bộ phận giải chất độc nên vẫn cần chế biến đúng cách để phòng mọi nguy cơ gây bệnh.

Bạn cần chọn gan có màu đỏ tươi, không chọn gan có màu vàng hoặc tím sẫm hay gan gà bị đốm trắng. Dùng tay ấn vào bề mặt thấy sự đàn hồi tốt, không có nốt sần. Gan có mùi hôi, chảy nước thì không nên mua. Khi sơ chế, cần thái mỏng gan, rửa bằng nước lạnh, bóp hết máu đọng, sau đó dùng giấy thấm sạch máu. Việc này giúp ta loại bỏ được máu ứ, chất độc hại. Bạn cũng đừng quên bóc lớp màng mỏng trên gan để việc vệ sinh gan được dễ dàng.

  • Nấu chín gan, không ăn gan tái

Nếu ăn gan còn tái, hoặc chưa chín hẳn, có thể bạn sẽ đưa vào cơ thể một lượng lớn sán, ký sinh trùng,… Bí quyết để có món gan ngon là dùng nhiều tỏi. Tỏi có khả năng sát khuẩn, chống viêm, nên sử dụng nhiều tỏi cũng là cách tiêu diệt mầm bệnh (nếu có) trong gan. Đồng thời mùi thơm nồng của tỏi sẽ át được mùi tanh của gan, giúp món ăn có hương vị ngon hơn.

  • Tùy từng đối tượng mà có khẩu phần ăn thích hợp

Gan tốt cho trẻ em, phụ nữ nuôi con nhỏ, người thiếu máu nhưng cũng không nên ăn nhiều. Mỗi tuần chỉ ăn từ 1-2 lần, mỗi lần 50-70g đối với người lớn, 30-50g đối với trẻ em. Phụ nữ mang thai không nên ăn gan. Vì lượng vitamin A dồi dào trong gan có thể làm ảnh hưởng đến thai nhi. Chỉ nên ăn 1-2 lần trong một tháng, một lần không quá 50g. Vì gan giàu purines, nên các bệnh nhân bị gút và sỏi thận không nên ăn.

NGƯỜI BỊ GOUT KHÔNG NÊN ĂN GAN ĐỘNG VẬTNGƯỜI BỊ GOUT KHÔNG NÊN ĂN GAN ĐỘNG VẬT

Qua những chia sẻ ở trên thì gan gà và các loại gan động vật khác là thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng. Nhưng chúng ta cần ăn đúng lượng và chế biến đúng cách để gan không trở thành chất độc. Hãy ghi nhớ thông tin trên để có được những món ăn ngon, bổ dưỡng nhé.

Bạn đã vào link chưa? Nhiều ưu đãi về các sản phẩm chăm sóc sức khỏe đang diễn ra tại kênh, truy cập ngay nếu bạn quan tâm Shopee:https://shopee.vn/nhathuocducnghia

Hotline (24/7)


08989 20 246
DMCA.com Protection Status