Nắng nóng vào mùa, đề phòng sốt virus ở trẻ em

Câu hỏi: Nắng nóng vào mùa, đề phòng sốt virus ở trẻ em

Thời tiết nắng nóng đã vào mùa, làm thế nào để đề phòng sốt virus ở trẻ em nhà thuốc ơi?

Nhà có hai bé nhỏ nhưng dạo gần đây hay ho và sốt bất thường làm mình lo lắng quá. Nhà thốc giải đáp giúp mình nhé.

Trả lời: Nắng nóng vào mùa, đề phòng sốt virus ở trẻ em

Nhà thuốc Đức Nghĩa chào bạn. cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho nhà thuốc chúng tôi.

Mùa nắng nóng độ ẩm trong không khí khá cao là những điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, siêu vi… bùng phát. Ở trẻ em, do sức đề kháng kém, hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, nên vào mùa nắng nóng có nguy cơ cao mắc một số bệnh nguy hiểm. Trong đó bệnh sốt virus thương hay gặp vậy làm thế nào để đề phòng sốt virus ở trẻ em? Theo chân nhà thuốc đi tìm câu trả lời qua bài viết bên dưới.

1.Sốt virus ở trẻ em là gì?

Nắng nóng vào mùa, đề phòng sốt virus ở trẻ em

Sốt virus rất dễ lây qua đường hô hấp. Trẻ bị sốt virus thường sốt cao từ 38-39oC, thậm chí 40-41oC. Trong cơn sốt trẻ  mệt mỏi và ít đáp ứng với các loại thuốc hạ sốt thông thường như paracetamol. Khi hạ sốt trẻ lại tỉnh táo, chơi bình thường.  Đau mình mẩy, ở trẻ lớn thì đau cơ bắp, trẻ kêu đau khắp mình, trẻ nhỏ có thể quấy khóc, đau đầu, một số trường hợp trẻ có thể đau đầu nhưng vẫn tỉnh táo, không kích thích, vật vã.

Trẻ bị sốt virus thường kèm theo các biểu hiện:

Nắng nóng vào mùa, đề phòng sốt virus ở trẻ em

Viêm long đường hô hấp như ho, chảy nước mũi, hắt hơi, họng có thể đỏ… Ngoài ra còn có viêm hạch đặc biệt là các hạch vùng đầu, mặt, cổ thường sưng to, đau có thể nhìn hoặc sờ thấy. Phát ban, thường xuất hiện 2-3 ngày sau khi sốt, khi xuất hiện ban thì sẽ đỡ sốt.Viêm kết mạc mắt, kết mạc mắt có thể đỏ, có dử mắt, chảy nước mắt. Có thể trẻ nôn nhiều lần nhưng thường xuất hiện sau khi ăn.

Sốt virus dễ dàng lây từ người này sang người khác. Trẻ bị sốt virus có thể lây cho anh chị em trong gia đình, thậm chí là lây cho bố mẹ, người chăm sóc, lây cho các bạn trong cùng lớp. Bệnh vì vậy mà dai dẳng, khó dứt điểm, dễ bùng phát thành dịch lớn.

2.Nên làm gì khi trẻ bị sốt virus

Đối với các bệnh do virut gây ra hầu hết chưa có thuốc đặc hiệu, chủ yếu là điều trị triệu chứng, đối với sốt virut ở trẻ em cũng vậy. Trước tiên cần xác định nhiệt độ sốt của trẻ. Có thể dùng nhiệt kế thủy ngân, hoặc nhiệt kế bắn trán, bắn tai… tuy nhiên nhiệt kế thủy ngân vẫn cho độ chính xác cao nhất.

  • Cách dùng nhiệt kế thủy ngân:

Nhiệt kế phải được giữ trong nách ít nhất 3 phút, cánh tay của trẻ áp sát vào ngực. Nhiệt độ của trẻ sẽ là số ghi trên nhiệt kế cộng thêm 0,3 – 0,4 độ. Thí dụ nhiệt kế ghi 38oC thì thân nhiệt thực sự của trẻ là 38,4oC. Các bà mẹ cần hiểu thân nhiệt trẻ bình thường dao động từ 36,5 độ C đến 37 độ C. Khi thân nhiệt lớn hơn 37độ C gọi là sốt.

Nắng nóng vào mùa, đề phòng sốt virus ở trẻ em

  • Sốt nhẹ:

Thân nhiệt từ 37,5 độ C- 38 độ C. Sốt vừa : thân nhiệt từ 38,5 độ C- 39 độ C.Sốt cao : thân nhiệt từ 39 độ C- 40 độ C. Sốt rât cao: thân nhiệt từ 40 độ C trở lên. Khi trẻ sốt nhẹ và vừa chưa cần đến thuốc hạ nhiệt, chỉ cần cho trẻ nằm nơi thoáng mát, nới bớt quần áo, dùng khăn nhúng nước ( từ 25độ c trở lên) lau mặt, nách, bẹn và đắp trán cho trẻ nhiều. Chỉ nên dùng thuốc hạ sốt khi bé có nhiệt độ từ 38,5 độ C trở lên.

  • Dùng thuốc hạ sốt khi trẻ sốt cao trên 38.5 độ:

Dùng thuốc hạ sốt đúng liều (Không nên dùng quá liều).Liều paracetamon trung bình dùng cho trẻ 10- 15mg/kg/ 4-6 giờ. Khi trẻ sốt cao cần theo dõi nhiệt dộ thường xuyên tránh để trẻ bị co giật.

  • Chống bội nhiễm:

Vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, nhỏ mắt, mũi bằng nước muối sinh lý  natriclorid 0,9%, tránh bội nhiễm vi khuẩn đường hô hấp.

  • Dinh dưỡng:

Cần chú ý tới chế độ dinh dưỡng, nên cho trẻ ăn loãng như cháo, súp, uống nhiều nước, nước lọc, nước hoa quả như cam, chanh…cho trẻ ăn nhiều bữa.

  • Bù nước và điện giải:

Khi trẻ bị sốt thường bị mất nước vì thế cần bù nước cho trẻ.  Nếu trẻ còn bú tiếp tục cho bú nhiều hơn bình thường, và cho uống bù nước ORS (Oresol) theo chỉ dẫn. Tránh thiếu nước và chất điện giải.

3.Nắng nóng vào mùa, đề phòng sốt virus ở trẻ em nên làm gì?

Sốt virus là bệnh rất hay gặp ở trẻ trong mùa nóng. Đặc biệt là trẻ có sức đề kháng kém. Do vậy, cha mẹ cần tìm hiểu và thực hành tốt những biện pháp phòng tránh sốt virus ở trẻ. Nhất là trong thời điểm bệnh đang bùng phát thành dịch.

Thực tế việc phòng ngừa sốt virus cho trẻ không phải dễ dàng. Do vậy, rất cần sự kiên trì, nghiêm túc của cha mẹ. Nếu trong nhà có người mắc bệnh thì nên hạn chế tối đa tiếp xúc với trẻ.

Viên uống bổ sung vitamin mediUSAViên uống bổ sung vitamin mediUSA

Bên cạnh đó, để phòng bệnh trong thời điểm giao mùa. Cần tăng cường sức đề kháng toàn diện của trẻ bằng cách cho trẻ uống đủ nước. Ăn nhiều các thực phẩm giàu kẽm, vitamin C, vitamin A:

  • Thực phẩm giàu kẽm gồm: Hàu, thịt nạc, gan lợn, các loại cá, lòng đỏ trứng,…
  • Thực phẩm giàu vitamin C gồm: Cam, quýt, lê, dâu tây, rau cần, ớt chuông xanh,…
  • Thực phẩm giàu vitamin A gồm: Cà rốt, gan động vật, thịt đỏ, rau ngót. Đu đủ hoặc các loại quả có màu đỏ khác,…

Chế độ sinh hoạt, vận động ở trẻ cần hợp lý, đảm bảo hài hòa trong ngủ – nghỉ. Cần giữ vệ sinh cho trẻ bằng cách rửa tay. Giữ sạch sẽ khi chơi đùa để loại bỏ những tác nhân gây bệnh nguy hiểm từ chính tay trẻ.

Hy vọng qua bài viết trên các phụ huynh đã có thêm kiến thức để bảo vệ con trẻ trong mùa nắng nóng. Phòng ngừa bệnh cho trẻ nhỏ mùa nắng nóng là việc làm cần thiết và quan trọng để hạn chế mắc bệnh.

Đừng quên chia sẻ những thông tin bổ ích từ Nhà Thuốc Đức Nghĩa đến bạn bè, người thân và gia đình.

Nhiều ưu đãi về sản phẩm bảo vệ sức khỏe đang có tại đây.

 

Hotline (24/7)


08989 20 246
DMCA.com Protection Status