Câu hỏi: Nguy cơ viêm tai giữa khi đi bơi mùa hè
Nguy cơ viêm tai giữa khi đi bơi mùa hè là vấn đề con trai tôi đang gặp phải. Mùa hè nắng nóng cả nhà tôi thường hay đi bơi chính vì vậy con trai của tôi mấy hôm nay có dấu hiệu mệt mỏi, nghẹt nũi và nhức đầu. Cho đến hôm nay tôi thấy có mủ chảy ra từ tai. Cả nhà đang rất lo lắng.
Nhà thuốc phản hồi sớm giúp tôi.
Trả lời: Nguy cơ viêm tai giữa khi đi bơi mùa hè
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi.
Mùa hè nắng nóng khiến nhiều cha mẹ có nhu cầu cho con đi bơi, đi biển du lịch. Tuy nhiên, việc đi bơi không có các phương tiện bảo hộ – bảo vệ, cũng như việc vệ sinh không đúng cách sau khi bơi sẽ rất dễ mắc bệnh, nhất là bệnh viêm tai giữa ở trẻ nhỏ.
Hôm nay, cùng nhà thuốc đi tìm hiểu vấn đề bạn nhé.
1.Viêm tai giữa là gì?
Tai người có cấu tạo gồm ba phần: tai ngoài, tai giữa và tai trong. Viêm tai giữa là tình trạng tổn thương tai giữa dưới tác động của các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus. Nếu đi bơi, nhất là ở những nơi không đảm bảo vệ sinh, nước bị ô nhiễm, nước bẩn vào trong tai sẽ đem theo các vi khuẩn và nấm mốc – tác nhân chính gây nên tình trạng viêm tai giữa.
Thông thường, nước vào tai sẽ tự chảy ra ngoài nhưng đôi khi nước đọng lại khiến tai bị ẩm ướt, tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm phát triển, dẫn đến viêm nhiễm. Những người đã có tiền sử bị viêm tai, thủng màng nhĩ, có bất thường về giải phẫu ống tai thì rất dễ bị đọng nước bên trong và nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
2.Nguyên nhân gây nên viêm tai giữa khi đi bơi mùa hè
Nguyên nhân gây viêm tai giữa và những hệ lụy. Có nhiều nguyên nhân gây viêm tai cho trẻ khi đi bơi, trong đó nguyên nhân hay gặp là khi bơi ngụp lặn trong môi trường nước, dù nước sạch hay bẩn cũng có nhiều vi khuẩn xâm nhập vào tai. Trong khi hồ bơi đông người, dễ bị ô nhiễm bởi đờm dãi, dịch mũi, thậm chí cả nước tiểu và phân của trẻ em.
Nếu bơi ở sông, suối, biển… mà không có hiểu biết, có thể bị một số bệnh tai mũi họng thường gặp khi đi bơi trong mùa hè. Mũi họng là cửa ngõ của cơ thể tiếp xúc với môi trường bên ngoài. Vì thế, khi đi bơi ở môi trường ô nhiễm rất dễ bị mắc bệnh.
Còn đối với viêm tai giữa, cũng có thể mắc nếu như nước ứ đọng trong tai không được cho ra ngoài. Bệnh viêm tai giữa nếu không điều trị kịp thời, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như thủng màng nhĩ, viêm xương chũm mãn tính, bị điếc…Ngoài đi bơi, các yếu tố khác như môi trường nóng, ẩm; có thói quen làm sạch, lau chùi, móc ráy tai trong ống tai bằng các dụng cụ cứng, viêm mũi họng không được điều trị… cũng làm tăng nguy cơ bị viêm tai giữa.
3.Trẻ em hay người lớn dễ có nguy cơ bị viêm tai giữa hơn khi đi bơi mùa hè
Bất cứ ai cũng có thể bị viêm tai giữa khi đi bơi nhưng xu hướng mắc bệnh ở trẻ em cao hơn người lớn. Do trẻ em có sức đề kháng yếu hơn, vòi nhĩ nằm chếch với phương ngang hơn và ngắn hơn nên thường bị viêm tai giữa khi bơi nhiều hơn.
Viêm tai giữa có thể xuất hiện đơn lẻ hay theo sau một đợt nhiễm trùng hô hấp trên với các triệu chứng như:
-
Ở trẻ em:
Sốt, đau đầu, sổ mũi, ho, đau họng, mệt mỏi, ăn uống kém… Trong đó, đau tai là triệu chứng điển hình trong hầu hết các trường hợp viêm tai giữa. Trẻ nhỏ thường bứt rứt, quấy khóc vô cớ, dùng tay sờ nắn vào tai. Đau ở trẻ lớn thường đến đột ngột khiến trẻ đang ngủ giật mình khóc thét và nhức tai. Có cảm giác như có côn trùng bò trong tai.
-
Ở người lớn:
Viêm ống tai ngoài và viêm xoang mũi phổ biến hơn viêm tai giữa. Ngứa là triệu chứng đầu tiên khi bị viêm nhiễm ống tai. Khi kéo vành tai hoặc nằm đè lên bên tai bệnh sẽ gây đau. Nghe kém, có dịch vàng, chảy nước hay có mùi. Tình trạng đau tai có thể lan ra xung quanh đôi khi làm đau cả nửa đầu phía bên tai bệnh.
Khi phát hiện bị viêm tai giữa. Người lớn, trẻ nhỏ nên đi khám tại các cơ sở chuyên khoa tai mũi họng. Và điều trị theo chỉ định của bác sĩ, điều trị triệt để bệnh, phòng ngừa biến chứng. Nếu cần điều trị kháng sinh, người bệnh phải uống đủ liều lượng, đủ thời gian. Không tự ý nhỏ các dung dịch, thuốc không rõ nguồn gốc vào tai. Không dùng các dụng cụ ngoáy sâu bên trong tai gây trầy xước khiến tình trạng nhiễm trùng nặng thêm.
4.Những biện pháp phòng ngừa nguy cơ viêm tai giữa khi đi bơi mùa hè
Mọi người nên lựa chọn hồ bơi đảm bảo vệ sinh nguồn nước. Luôn được khử trùng, vệ sinh sạch sẽ, không chứa nhiều hóa chất độc hại cho hệ hô hấp.
Phụ huynh không nên cho trẻ bơi ở sông hồ tù đọng, nơi có nguồn nước bị ô nhiễm.
Nếu phát hiện ráy tai, cần lấy ra để đề phòng nước vào tai khi bơi. Gây bít tắc ống tai ngoài, dẫn đến viêm ống tai ngoài, nước đọng làm viêm tai giữa.
Khi đi bơi cũng cần trang bị dụng cụ hỗ trợ bơi:
Một vài dụng cụ hỗ trợ bơi như mũ, kính bơi và nút tai. Trong khi bơi tránh để sặc nước, hạn chế để nước lọt vào tai, mũi, họng. Nếu vô tình để nước vào mũi. Dùng tay bịt một lỗ mũi và xì nhẹ lỗ mũi kia và ngược lại. Không nên bịt cả hai lỗ mũi để cùng lúc xì mũi nhằm tránh gây ù tai. Hoặc làm nguồn viêm nhiễm đi từ mũi họng qua vòi nhĩ vào tai gây viêm tai giữa.
Những người có tiền sử viêm tai giữa, viêm xoang. Viêm mũi dị ứng hạn chế đi bơi vì rất dễ tái phát bệnh. Nếu từng bị viêm tai, hoặc đã từng phẫu thuật tai thì nguy cơ nước vào tai. Gây viêm nhiễm càng lớn. Khi thấy tai bị ngứa, khó chịu, chảy nước, dịch vàng đục, sờ vào thấy đau. Người bệnh nên đi khám tại các cơ sở y tế có chuyên khoa tai mũi họng. Để được điều trị kịp thời.
Hy vọng qua bài viết trên cha mẹ sẽ có thêm kiến thức để bảo vệ con trẻ thoải mái tận hưởng mùa hè nhưng vẫn đảm bảo sức khỏe. Thực hiện đầy đủ những biện pháp phòng ngừa nguy cơ viêm tai giữa khi đi bơi mùa hè là điều cần thiết nếu có ý định cho bé đi bơi.
Nhà thuốc cảm ơn câu hỏi hay từ bạn. Chúc bạn và gia đình thật nhiều sức khỏe!
Tăng sức đề kháng mùa hè cho bé sử dụng sản phẩm đang có tại nhà thuốc: Viên nhai Nature’s Way Kids Smart Vitamin C + Zinc + D3 Chewable Tablets