Hóc dị vật ở trẻ và những điều cha mẹ cần biết

Câu hỏi: Hóc dị vật ở trẻ và những điều cha mẹ cần biết

Hóc dị vật ở trẻ em và những điều cha mẹ cần biết là câu hỏi tôi mong được nhà thuốc chia sẻ. Để cho tôi và những phụ huynh khác cùng nhau cảnh giác để bảo vệ con trẻ.

Mặc dù đã qua một tháng nay nhưng tôi vẫn còn ám ảnh về việc con trai nhỏ tôi hóc dị vật ở mũi. Nếu không được cấp cứu kịp thời thì không biết chuyện gì đã xảy ra.

Trả lời: Hóc dị vật ở trẻ và những điều cha mẹ cần biết

Chào bạn, “Hóc dị vật ở trẻ và những điều cha mẹ cần biết” có lẽ là câu hỏi rất nhiều cha mẹ quan tâm. Nhà thuốc cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho Dược sĩ nhà thuốc Đức Nghĩa.

Dị vật đường thở là trường hợp những dị vật có thể là chất rắn, lỏng thông thường trong cuộc sống xâm nhập vào đường hô hấp qua mũi, qua miệng rơi xuống từ thanh quản đến phế quản.

Hóc dị vật ở trẻ và những điều cha mẹ cần biết

Mọi lứa tuổi có thể bị dị vật đường thở nhưng hay gặp nhất là trẻ dưới 4 tuổi. Xử lý đúng cách trong những phút đầu tiên ngay sau khi trẻ bị hóc dị vật là điều vô cùng quan trọng, giúp trẻ nhanh chóng thoát khỏi tình trạng nguy hiểm đến tính mạng.

1.Vì sao trẻ dễ bị hóc dị vật ?

Hóc dị vật ở trẻ và những điều cha mẹ cần biết

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng hóc dị vật ở trẻ nhỏ, mà điều quan trọng là do sự lơ là, chủ quan, thiếu kiểm soát của người lớn:

Trẻ còn nhỏ rất tò mò, thích khám phá thế giới xung quanh và bỏ vào miệng tất cả những gì rơi vào tầm tay.

Trẻ ăn uống khi đang khóc hoặc đùa giỡn khi có thức ăn trong miệng.

Trẻ ăn thức ăn dễ hóc, không phù hợp với từng lứa tuổi. Bé chưa có răng hàm nên không thể nhai và nghiền nát hoàn toàn các mẩu thức ăn cứng. Việc nhai và nuốt cũng chưa thuần thục (quả có hạt như nhãn, chôm chôm, loại hạt cứng, thạch rau câu, hạt trân châu…).

2.Nhận biết trẻ bị dị vật đường thở

Trẻ đang bú, đang ăn hoặc đang chơi đột nhiên lên cơn ho sặc sụa. Mặt đỏ và/ hoặc tím tái, vã mồ hôi, thở gắng sức, ý thức trẻ lịm dần…

Nếu dị vật gây tắc nghẽn đường thở hoàn toàn có thể ngưng thở ngay lập tức. Tiếp đó hôn mê và tử vong.

3.Nên làm gì khi trẻ bị hóc dị vật?

Hóc dị vật ở trẻ và những điều cha mẹ cần biết

Nếu trẻ còn hồng hào, ho hoặc khóc thành tiếng có nghĩa là trẻ đang thở. Đường hô hấp không bị tắc nghẽn hoàn toàn, bé không bị ngạt trầm trọng, cha mẹ nên:

  • Cha mẹ bình tĩnh, đứng bên cạnh cổ vũ, động viên trẻ tiếp tục ho. Phản xạ ho và ọe có thể giúp trẻ tống được vật thể lạ ra ngoài.
  • Tuyệt đối không dùng ngón tay mò mẫm tìm vật lạ, không cho trẻ uống bất cứ thứ gì. Vì như vậy bạn có thể vô tình đẩy vật này vào sâu hơn. Chỉ móc ra những thứ mà bạn nhìn thấy.
  • Nếu sau khi cơn ho dịu đi. Bạn vẫn tiếp tục nghe thấy thở ồn ào hay tiếng ho thì hãy đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay lập tức. Có thể vật lạ đã đi sâu vào phế quản. Dễ gây viêm phế quản phổi tái diễn nếu không xử trí triệt để.
  • Nếu bé thở khó khăn trong vòng vài phút, đưa đi cấp cứu ngay để gắp dị vật ra.

Nếu trẻ xuất hiện tím tái, khó thở, ngưng thở, không khóc được hoặc khóc yếu. Không nói được, cha mẹ nhanh chóng gọi cấp cứu, tiến hành sơ cứu kịp thời, đúng cách.

4.Các biện pháp phòng ngừa trẻ bị hóc dị vật mà cha mẹ nên biết

Trẻ nhỏ rất hiếu động, tò mò khám phá và chưa nhận thức được những nguy hiểm rình rập. Vì vậy người lớn luôn cần để trẻ trong tầm quan sát của mình. Bên cạnh đó, cần có các biện pháp phòng ngừa cất đặt đồ đạc nguy cơ thành dị vật đường thở xa tầm tiếp cận của trẻ:

  • Đồ chơi:

Để bóng bay (đã thổi căng hoặc chưa thổi) ngoài tầm tay của trẻ.

Để đồ chơi nhỏ (ví dụ như đồ chơi xếp hình Lego, giầy dép của của búp bê Barbie…) xa tầm tay. Nhắc anh chị của bé tuân thủ quy định.

Không cho bé chơi với những thứ đồ chơi có thể tháo rời. Luyện cho trẻ thói quen không cho vào miệng ngậm mút.

Hóc dị vật ở trẻ và những điều cha mẹ cần biết

  • Đồ đạc trong nhà:

Không để cúc áo và các loại pin trong tầm tay của trẻ.

Khóa những ngăn tủ chứa vật dụng nhỏ mà trẻ có thể với tới.

  • Phòng ngừa sặc thức ăn:

Luôn cho trẻ ngồi một chỗ khi ăn.

Không bao giờ ép trẻ ăn, uống khi đang khóc. Chạy nhảy hoặc không nên nô đùa khi có thức ăn trong miệng. Vì như vậy trẻ có thể bị nghẹn.

Động viên trẻ ăn từ từ và nhai kỹ. Đảm bảo đúng chế độ ăn uống theo lứa tuổi của trẻ.

Không cho trẻ nhỏ dưới 2 tuổi ăn thức ăn dễ hóc như lạc, thạch, nhãn, kẹo dẻo chip chip, hạt trân châu…

Hy vọng qua bài viết này cha mẹ sẽ có thêm kinh nghiệm về xử lý khi trẻ bị hóc dị vật. Thực hiện các biện pháp phòng ngừa cho trẻ tránh xa các đồ dùng và thực phẩm dễ hóc dị vật.

Đức Nghĩa Pharmacy sẵn sàng trả lời các câu hỏi từ quý độc giả. Nếu có vấn đề về sức khỏe hay hỗ trợ nào về thuốc. Liên hệ chúng mình ngay nhé.

Nguồn:Tổng hợp

Hotline (24/7)


08989 20 246
DMCA.com Protection Status