Câu hỏi:
Con trai tôi 7 tuổi, không biết lý do ăn uống hay như thế nào mà cháu đi ngoài liên tục, phân lỏng và có cả sốt. Cả nhà tôi rất lo lắng có phải cháu bị tiêu chảy cấp.
Mùa nắng nóng, cần làm gì để đề phòng bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em. Xin nhà thuốc tư vấn ạ.
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn Nhà Thuốc Đức Nghĩa là nơi tư vấn.
Mùa hè, nhiệt độ cao thuận lợi cho sự phát triển của các loại vi khuẩn, nấm nên thức ăn bị hư hỏng nhanh… Bên cạnh đó, thời tiết nắng nóng tạo điều kiện cho ruồi, muỗi, chuột, gián, kiến… sinh sôi nảy nở, làm lây lan các mầm bệnh đường tiêu hóa qua thực phẩm và nước uống.
Một trong những bệnh thường gặp khi mùa hè đến là bệnh tiêu chảy cấp. Cùng nhà thuốc tìm hiểu qua bài viết bên dưới nhé.
1.Vì sao thời tiết nóng dễ bị tiêu chảy cấp?
Nguyên nhân dẫn đến dễ bị tiêu chảy là do khí hậu nóng ẩm trong mùa hè tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virut gây tiêu chảy dễ bùng phát và xâm nhập qua đường thức ăn, đồ uống gây bệnh cho con người. Tiêu chảy do nhiễm khuẩn chủ yếu là do vi khuẩn và độc tố của chúng. Những người mắc các bệnh mạn tính ở đường tiêu hoá như viêm loét dạ dày – tá tràng… cũng dễ bị tiêu chảy hơn người bình thường.
Đây là một dạng bệnh dễ mắc phải, nhưng rất nguy hiểm vì tính lan truyền của nó. Nếu người dân còn thiếu kiến thức về bệnh cũng như ý thức kém trong vệ sinh cá nhân và vệ sinh ăn uống thì sẽ nhiều người mắc trong một gia đình và khu ở.
Càng tiêu chảy nhiều lần trong ngày thì hiện tượng mất nước và mất chất điện giải ngày càng tăng làm cho bệnh nhân bị trụy tim mạch cấp tính trong một khoảng thời gian ngắn có thể dẫn đến tử vong nếu không cấp cứu kịp thời. Sự nguy hiểm của bệnh tả là nguy kịch và có thể làm cho nhiều người mắc bệnh nếu cùng ăn, uống một loại thực phẩm, nước uống bị nhiễm vi khuẩn tả.
2.Bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em là gì?
Bệnh tiêu chảy ở trẻ em là tình trạng đi ngoài phân lỏng nhiều lần trong ngày.
Trẻ bị tiêu chảy dễ nhận biết qua phân: lỏng, có mùi tanh, đi nhiều lần,… Bệnh tiêu chảy thường khiến trẻ cảm thấy nôn, sốt, đau bụng, mệt mỏi, quấy khóc,…
Nếu tiêu chảy kéo dài dễ khiến trẻ: mất nước, cơ thể mệt mỏi, giảm sức đề kháng. Tiêu chảy cấp có thể khiến trẻ co giật, ảnh hưởng đến não bộ của trẻ. Ba mẹ cần nhận biết sớm và đưa trẻ đến cơ sở y tế uy tín để điều trị kịp thời.
3.Nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em
Bệnh tiêu chảy ở trẻ em hay người lớn phần lớn nguyên nhân là nhiễm trùng đường ruột do virus siêu vi hoặc ký sinh trùng gây ra. Một chứng bệnh còn được gọi là viêm dạ dày-ruột. Các trường hợp nhiễm trùng này chủ yếu là do thức ăn hoặc nước uống đã bị nhiễm khuẩn.
- Thực phẩm bẩn, ôi thiu, nguồn nước ô nhiễm, vệ sinh tay không sạch sẽ trước khi ăn. Thói quen ăn ngoài không đảm bảo vệ sinh, môi trường sống ô nhiễm sẽ khiến vi khuẩn. Dễ lây truyền qua đường miệng và gây ra bệnh tiêu chảy ở trẻ.
- Vào mùa nóng, vi khuẩn có điều kiện phát triển mạnh hơn. Thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, bé sẽ dễ nhiễm phải virus gây bệnh tiêu chảy. Các loại vi khuẩn, ký sinh trùng thâm nhập vào đường ruột gây rối loạn tiêu hóa và dễ gây ra bệnh tiêu chảy ở trẻ.
- Ngoài ra, trẻ cũng có thể bị tiêu chảy do một số nguyên nhân khác như chứng kích thích ruột. Dị ứng thức ăn, sử dụng kháng sinh kéo dài. Chế độ ăn uống không phù hợp cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy ở trẻ em.
4.Cách chăm sóc và đề phòng bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em
4.1.Một số điều mà cha mẹ cần lưu ý khi chăm sóc trẻ bị tiêu chảy cấp
- Uống nhiều nước hơn bình thường:
Cho trẻ uống nhiều nước hơn bình thường để bổ sung lượng nước đã mất. Có thể cho trẻ uống oresol theo chỉ định từ bác sĩ. Việc bổ sung nước đầy đủ sẽ giúp bé nhanh chóng lấy lại sức, giảm triệu chứng bệnh.
- Không bỏ bữa của trẻ:
Mặc dù các bé có thể sẽ quấy khóc vì khó chịu trong người. Đau bụng nhưng vẫn phải đảm bảo bé được ăn đủ bữa, đủ lượng thức ăn mỗi ngày. Rất nhiều người cho rằng ăn uống nhạt sẽ giúp bệnh tiêu chảy của bé mau khỏi. Tuy nhiên, điều quan trọng là bạn phải chọn lựa những món ăn. Và thực phẩm phù hợp với tình trạng bệnh của con trẻ.
Bổ sung kẽm và nhiều vitamin khác. Quá trình hệ tiêu hóa rối loạn đã khiến cơ thể quá thiếu chất và mệt mỏi. Bổ sung các vitamin và kẽm sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh hơn sau khi ốm. Cần tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ trước khi tìm đến sử dụng những loại vitamin hay kẽm bổ sung chất.
4.2.Làm gì để phòng ngừa bệnh?
Để phòng ngừa bệnh cẩn giữ vệ sinh ăn uống, an toàn thực phẩm. Thực hiện ăn chín uống sôi, giữ vệ sinh cá nhân, thực hiện đúng các yêu cầu sử dụng nước sạch. Nhất là trong mùa nắng sắp đến để ngăn dịch bệnh tiêu chảy cấp.
Không ăn các loại thức ăn chưa nấu chín như rau sống. Tiết canh, gỏi cá, nem chạo, nem chua, không uống nước lã… Tốt nhất nên ăn lúc nào nấu chín lúc đó. Không ăn thức ăn đã nấu chín nhưng để thời gian quá lâu. Mà không được bảo quản cẩn thận vì có thể ruồi, nhặng hoặc gián xâm nhập mang theo mầm bệnh.
Nước dùng để rửa thực phẩm không nên dùng nước ao hồ, sông, suối. Dụng cụ dùng để chế biến thực phẩm, dùng trong bữa ăn như bát, đũa, cốc, chén, muôi, thìa… Sau khi rửa sạch bằng nước lã cần được nhúng qua nước đang đun sôi.
Trẻ phải được tiêm chủng vắc-xin đầy đủ theo chương trình tiêm chủng quốc gia, đặc biệt là tiêm phòng bệnh sởi.
Hy vọng với những chia sẻ ở trên của nhà thuốc phần nào giúp bạn có thêm thông tin để đề phòng bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ vào mùa hè. Đặc biệt đừng quên áp dụng các biện pháp phòng ngừa để bảo vệ sức khỏe của con trẻ nhé. Ngoài ra có thể cho trẻ bổ sung thêm viên uống tăng sức đề kháng MediUSA ZinC Drops Tăng Đề Kháng Trẻ.
Quan tâm sản phẩm liên hệ ngay Đức Nghĩa Pharmacy để tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.