CÂU HỎI:
Cúm mùa ở trẻ – không nên chủ quan
TRẢ LỜI:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Hệ thống nhà thuốc Đức Nghĩa.
Bệnh cúm mùa tiến triển thường lành tính. Nhưng cũng có thể biến chứng nặng và nguy hiểm hơn ở những trẻ nhỏ, trẻ đẻ non, có bệnh lý như tim bẩm sinh, suy dinh dưỡng, suy giảm miễn dịch, hen phế quản… là đối tượng dễ mắc cúm do sức đề kháng kém. Bệnh có thể gây suy hô hấp do viêm phổi nặng, suy đa phủ tạng dẫn đến tử vong…
3 nguyên tắc phòng bệnh cúm ở trẻ hiệu quả:
1. Tiêm vacxin ngừa cúm mỗi năm
2. Tuân thủ chỉ định điều trị do bác sĩ đưa ra
3. Xây dựng thói quen tốt trong sinh hoạt hàng ngày
- Tránh tiếp xúc gần với người bị bệnh cúm.
- Nếu trẻ bị cúm mà bác sĩ chỉ định chỉ cần điều trị tại nhà thì sau khi hết sốt ít nhất 24 giờ nên cho trẻ cách ly tại nhà để tránh tạo điều kiện cho bệnh lây lan.
- Nếu trẻ đã lớn, khi trẻ bị ho hoặc hắt hơi, cha mẹ hãy hướng dẫn trẻ che miệng và mũi bằng giấy sau đó cho giấy vào thùng rác.
- Thường xuyên dùng xà phòng diệt khuẩn hoặc dung dịch rửa tay có lượng cồn hơn 60 độ để rửa tay.
- Tránh đưa tay chạm vào miệng, mũi, mắt vì nó khiến virus dễ lây lan.
- Dùng cồn 70 độ để sát trùng các bề mặt vật dụng của trẻ.
Cách chăm sóc trẻ bị cúm mùa tại nhà
Để chăm sóc trẻ bị cúm, ngoài cần đảm bảo những nguyên tắc trên. Phụ huynh cần lưu ý một số điểm sau để có thể chăm sóc trẻ tốt hơn và nhanh chóng hồi phục sức khỏe:
- Nới rộng quần áo cho trẻ, cho trẻ mặc quần áo thoáng mát.
- Chườm ấm ở vùng trán, nách, bẹn. (Nhiệt độ nước chườm được xác định bằng cách nhúng cùi chỏ của người lớn vào chậu nước, nếu thấy ấm là được.)
- Cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo chỉ định của Bác sĩ, mỗi 4- 6h uống nhắc lại 1 lần nếu trẻ có sốt ≥ 38.5 độ C
- Vệ sinh đường hô hấp và vệ sinh tay
- Vệ sinh mũi miệng: Dùng khăn giấy mềm lau sạch mũi, dãi rồi vứt bỏ ngay sau khi sử dụng. (Không nên dùng khăn xô vì sau mỗi lần lau, nếu không thay khăn mới, dùng lại khăn cũ vi rút vẫn bám lại trên khăn.)
- Hàng ngày, nhỏ dung dịch nước muối sinh lý Natriclorid 9‰ vào mắt, mũi cho trẻ, súc miệng bằng nước muối sinh lý hoặc nước muối pha loãng đối với trẻ lớn.
- Thường xuyên vệ sinh tay sạch sẽ bằng xà phòng với nước sạch (vệ sinh cả bàn tay người chăm sóc và cả cho trẻ), tránh tối đa việc đưa tay lên mắt, mũi, miệng.
- Dinh dưỡng: Đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý.
- Cho trẻ ăn thức ăn giàu dinh dưỡng, mềm, dễ tiêu, dễ nuốt như cháo, sữa, hoa quả và uống nhiều nước.
- Tăng cường bú mẹ nếu trẻ còn bú mẹ.
Hy vọng những thông tin về cúm mùa đã giúp mẹ bớt lo lắng và an tâm chăm sóc bé hơn. Chúc bé sớm khỏi bệnh!
Nguồn: Tổng hợp
Tham khảo thêm: