Câu hỏi: Bệnh bại não là gì? Cách điều trị như thế nào?
Nhà thuốc ơi, tôi mang bầu đã được 6 tháng, bác sỹ vừa thông báo thai nhi có khả năng bị bại não do tôi thường xuyên thiếu oxy lên não. Tôi đang rất lo lắng và hoang mang.
Xin tư vấn giúp tôi Bệnh bại não là gì? Cách điều trị như thế nào?
Trả lời: Bệnh bại não là gì? Cách điều trị như thế nào?
Chào bạn, trước hết bạn hãy cố gắng bình tĩnh và cùng nhà thuốc tìm hiểu vấn đề của bạn nhé.
Bệnh lý liên quan tới thần kinh thường khá nghiêm trọng, bệnh nhân cần được phát hiện sớm và điều trị theo phác đồ thích hợp nhất. Trong đó, bại não là căn bệnh thường gặp và tiềm ẩn nguy cơ gây biến chứng. Chúng ta nên chủ động tìm hiểu bệnh bại não là gì và phương pháp điều trị có thể đem lại hiệu quả tốt nhất cho người mắc bệnh.
1.Bệnh bại não là gì?
Trên thực tế, đây là một loại bệnh liên quan tới thần kinh, nguyên nhân gây bại não là do não bộ bị tổn thương không tiến triển trong suốt một khoảng thời gian. Bệnh thường xuất hiện ở trẻ mới sinh khiến nhiều cha mẹ không khỏi lo lắng.
Bệnh bại não thường được chia thành 4 thể chính, đó là thể co cứng, thể phối hợp, thể loạn động hoặc thất điều. Đa phần trẻ sơ sinh sẽ phải đối mặt với bại não thể co cứng với nhiều triệu chứng phức tạp.
Do não bộ chịu tổn thương, khả năng vận động của trẻ cũng trở nên hạn chế hơn so với bạn bè đồng trang lứa. Không những vậy, bệnh nhi cũng phải đối mặt với tàn tật liên quan tới trí tuệ. Khả năng giao tiếp, học tập và một số ảnh hưởng xảy ra ở thị giác hoặc thính giác,…
Các số liệu thống kê cũng cho thấy tỷ lệ bé trai bị bại não nhỉnh hơn so với bé gái. Chúng ta nên quan tâm tới vấn đề này và có kế hoạch chăm sóc. Theo dõi sức khỏe trong giai đoạn thai kỳ thật hợp lý.
2.Các triệu chứng thường gặp khi trẻ bị bại não
Chúng ta nên theo dõi sự phát triển hàng ngày của em bé. Nhất là những thay đổi trong khả năng vận động. Trẻ bại não thường gặp nhiều khó khăn khi vận động. Nếu bé chậm biết lẫy, bò, đứng hoặc đi thì cha mẹ nên thận trọng. Đây có thể là tín hiệu cảnh báo nguy cơ tổn thương não bộ ở trẻ sơ sinh.
Tùy từng độ tuổi khác nhau, triệu chứng bại não ở trẻ nhỏ cũng sẽ có sự khác biệt. Ví dụ, đối với những em bé dưới 6 tháng tuổi. Nếu không may mắc bệnh, con có xu hướng ngửa đầu ra đằng sau khi có người bế. Khi có người bế ôm, trẻ thường rướn cổ, lưng quá so với cần thiết, chân tay cứng,…
Đối với trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên, bệnh bại não khiến bé cử động tay khá khó khăn. Nhiều bệnh nhân không thể nắm 2 bàn tay vào nhau, mất nhiều thời gian để đưa thức ăn lên miệng. Với các em bé lớn hơn 10 tháng tuổi. Khả năng bò kém hơn nhiều so với bạn bè bằng tuổi, con thường lết thay vì bò nhanh nhẹn.
3.Điều trị bệnh bại não cho trẻ
Các bậc phụ huynh vẫn nên đưa bé đi khám, điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ. Nếu nghi ngờ trẻ bị bại não, bác sĩ sẽ yêu cầu bé đi xét nghiệm. Chụp chẩn đoán hình ảnh với các công nghệ hiện đại như: chụp CT, chụp MRI não. Tiến hành siêu âm, lấy mẫu xét nghiệm đo dẫn truyền thần kinh,… Sau khi xác định mức độ tổn thương não bộ ở trẻ nhỏ. Bác sĩ có thể đưa ra phác đồ điều trị phù hợp và đem lại hiệu quả tốt nhất.
Nếu đã từng tìm hiểu bại não là gì và cách điều trị bệnh. Chắc hẳn bạn đã biết về các phương pháp thường áp dụng để chăm sóc, chữa trị cho người bệnh. Tùy vào vấn đề sức khỏe của từng bé, bác sĩ có thể chỉ định bé đi triệu lý vận động. Trị liệu vật lý, tư vấn tâm lý hoặc phẫu thuật trong trường hợp cần thiết. Trong quá trình điều trị, sức khỏe cơ bắp của bé sẽ được cải thiện dần. Bé có thể tự thực hiện sinh hoạt cá nhân và dần phát triển khả năng nói.
Mong rằng bài viết đã giải đáp thắc mắc: bại não là gì và giúp bạn nắm được nguyên nhân cũng như triệu chứng bệnh thường gặp. Để đưa ra cách điều trị phù hợp.
Nhà thuốc chúc bạn và bé có một thai kỳ khỏe mạnh và an toàn. Nếu còn thắc mắc nào liên hệ Nhà Thuốc Đức Nghĩa ngay nhé.