Câu hỏi: Bí tiểu sau sinh của sản phụ
Vợ tôi sau sinh thường có triệu chứng mắc tiểu nhưng lại không đi tiểu được, mỗi lần như vậy cô ấy cảm giác rất khó chịu và ảnh hưởng tới sinh hoạt hằng ngày.
Tôi có lên mạng tìm hiều thì được biết là triệu chứng bí tiểu. Vậy bí tiểu là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục ra sao. Xin nhà thuốc tư vấn cho tôi.
Trả lời: Bí tiểu sau sinh của sản phụ
Xin chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho nhà thuốc Đức Nghĩa.
Sau sinh, cơ thể của phụ nữ có rất nhiều thay đổi cả về sức khỏe tinh thần và sức khỏe thể chất, một trong số đó là bí tiểu sau sinh. Tình trạng này không chỉ gây ra nhiều phiền toái, khó chịu cho sản phụ mà còn có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị bí tiểu sau sinh kịp thời.
1.Bí tiểu sau sinh là gì?
Bí tiểu sau sinh là tình trạng rối loạn đường tiểu, mất khả năng làm rỗng bàng quang khi đầy, xảy ra sau sinh thường, sinh có hỗ trợ hoặc sinh mổ, có khoảng 13,5% phụ nữ sau sinh mắc phải tình trạng này.
Bí tiểu sau khi sinh là một trong những biến chứng thường gặp, đặc biệt đối với bà mẹ khi sinh ngả âm đạo. Đây là tình trạng rối loạn đường tiểu, biểu hiện triệu chứng là mắc đi tiểu nhưng không thể đi được và có cầu bàng quang căng khi khám. Bí tiểu sau sinh không gây nguy hiểm nhưng ảnh hưởng không nhỏ đến bà mẹ, gây ra nhiều khó chịu về vận động và cảm giác.
2.Nguyên nhân gây bí tiểu sau sinh của sản phụ
- Trong chuyển dạ khi sinh, khi ngôi thai xuống thấp, thường là đầu thai nhi đè vào cổ bàng quang hay niệu đạo gây ứ đọng nước tiểu làm bàng quang căng giãn, khi giãn nhiều làm mất trương lực, làm co thắt cơ cổ bàng quang.
- Trường hợp trong lúc sinh phải cắt tầng sinh môn để giúp cho đầu thai nhi sổ ra được dễ dàng, sau sinh phải khâu lại chỗ cắt, chỗ khâu sưng nề làm cho người mẹ khi đi tiểu không dám rặn tiểu vì đau.
- Sau khi sinh, bàng quang không nhạy cảm với kích thích khi nước tiểu đầy gây bí tiểu.
- Tổn thương thần kinh chậu trong quá trình sinh sinh.
- Gây tê ngoài màng cứng có thể làm giảm cảm giác bụng dưới tới 8 giờ, từ đó ảnh hưởng tạm thời đến bàng quang.
- Ngoài ra khi bí tiểu, động tác thông tiểu nhiều lần gây viêm bàng quang, làm cho triệu chứng bí tiểu thể hiện rõ.
3.Một số phương pháp điều trị bí tiểu sau sinh
Tùy vào từng trường hợp và mức độ bệnh khác nhau. Chị em có thể được áp dụng những phương pháp điều trị khác nhau. Một số phương pháp điều trị bí tiểu sau sinh phổ biến là:
-
Đối với những trường hợp nhẹ:
Bệnh nhân cần uống nhiều nước, đồng thời chườm ấm bụng để tăng cảm giác buồn tiểu. Bên cạnh đó, người bệnh cũng sẽ cần tập đi tiểu theo tư thể tự nhiên để lấy lại phản xạ đi tiểu.
Bác sĩ có thể chỉ định thêm một số loại thuốc để chống phù nề, kháng viêm. Đẩy nhanh quá trình phục hồi của người bệnh. Đó là thuốc kháng viêm, thuốc kháng sinh và một số loại vitamin nhóm B,…
Sản phụ cũng cần chú ý đến việc chăm sóc và vệ sinh vết khâu ở tầng sinh môn. Tránh để vết khâu này bị viêm nhiễm vì khi viêm nhiễm. Sản phụ sẽ có cảm giác đau và sợ đi tiểu hơn. Khiến cho tình trạng bí tiểu càng nghiêm trọng.
-
Đối với những trường hợp nặng hơn
Với những trường hợp bị tiểu nặng hơn. Các bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân đặt ống thông tiểu. Một đầu của ống thông tiểu sẽ được đặt vào niệu đạo và tiếp tục đi sâu vào bàng quang. Một đầu sẽ được nối với túi đựng nước tiểu.
Lời khuyên cho sản phụ sau sinh là nên uống nhiều nước. Vận động nhẹ nhàng, không nên có thói quen nhịn tiểu để phòng tránh tình trạng bị tiểu sau sinh.
4.Một số lưu ý và cách phòng tránh bí tiểu sau sinh cho sản phụ
Để phòng tránh chứng bí tiểu sau khi sinh, các bà mẹ cần lưu ý:
- Vận động sớm sau sinh.
- Uống nhiều nước.
- Không nên nín tiểu do đau sau đẻ. Khuyến khích người mẹ tự đi tiểu không nên lo sợ đau đớn đối với vết may tầng sinh môn.
- Tập rặn tiểu bình thường theo tư thế tiểu tự nhiên.
- Vệ sinh vùng âm hộ sạch sẽ bằng nước rửa vệ sinh phụ khoa.
- Luôn luôn giữ khô vùng âm hộ.
- Tránh nhiễm trùng vết khâu tầng sinh môn.
- Có chế độ dinh dưỡng đầy đủ giúp phục hồi sức khỏe sau sinh.
Bí tiểu sau sinh là một biến chứng thường gặp, không gây nguy hại cho bà mẹ. Tuy nhiên nó gây nên cảm giác đau tức và khó chịu, ảnh hưởng không nhỏ tới bà mẹ sau sinh. Hy vọng qua bài viết trên Nhà Thuốc Đức Nghĩa đã giúp bạn có thêm nhiều kiến thức trong việc chăm sóc sản phụ sau sinh.
Có thể bạn quan tâm – Viêm đường tiết niệu ở nữ có phải do nhịn tiểu lâu?