Câu hỏi:
Thời tiết gần đây nắng mưa thất thường. Con gái tôi thường xuyên bị chảy nước mũi và ho có cả sốt. Có cách nào giúp trẻ tăng sức đề kháng và 4 căn bệnh dễ mắc ở trẻ khi thời tiết thay đổi là gì? Xin chia sẻ để các phụ huynh như tôi có cách xủ lý nếu trẻ gặp phải.
Trả lời:
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn Nhà thuốc Đức Nghĩa là nơi tư vấn sức khỏe.
Năm nào cũng vậy, vào giữa hè thời tiết mưa giông và se lạnh, sự thay đổi đột ngột này là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ dễ mắc các bệnh về hô hấp. Thời tiết ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của trẻ, đặc biệt, khi thời tiết nắng nóng, sẽ có sự chênh lệch nhiệt độ giữa trong nhà và ngoài trời, điều này khiến cơ thể trẻ không kịp thích nghi, dẫn tới sự giãn nở không đều của phế quản. Từ đó, gây ra bệnh viêm đường hô hấp. Ngoài ra, vi khuẩn, virus, nấm… cũng là tác nhân gây bệnh thường gặp ở trẻ trong mùa hè.
Một vấn đề nữa đối với trẻ em, do sức đề kháng kém, hệ miễn dịch còn non yếu, chưa hoàn thiện, nên vào mùa nắng nóng sẽ có nguy cơ cao mắc một số bệnh hơn so với người lớn.
Chính vì vậy, việc hiểu rõ về các bệnh thường gặp trong thời tiết hiện tại để có cách phòng ngừa bệnh cho trẻ là điều rất quan trọng mà cha mẹ cần làm. Dưới đây là một số bệnh thường gặp ở trẻ trong thời tiết hiện nay.
1.Trẻ dễ mắc viêm đường hô hấp
Thời tiết giao mùa khiến trẻ dễ mắc viêm đường hô hấp. Lý do trẻ dễ nhiễm bệnh hơn người lớn là do đặc điểm lứa tuổi còn nhỏ, ham chơi chưa có ý thức giữ gìn vệ sinh cơ thể. Trong khi đường hô hấp chính là nơi mà nhiều mầm bệnh virus, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập khi trẻ hít thở.
Một đặc điểm nữa là đường thở của trẻ ngắn và hẹp nên mầm bệnh cũng dễ lây lan hơn. Đặc biệt là trẻ em ở bậc tiểu học, bệnh đường hô hấp thường xuyên tấn công. Do hệ miễn dịch còn non nớt nên sức đề kháng và khả năng miễn dịch kém. Chính vì vậy, trẻ không đủ sức chống đỡ. Với sự tấn công của các mầm bệnh xâm nhập từ bên ngoài.
Viêm đường hô hấp trên bao gồm: Cảm lạnh, viêm mũi họng, viêm họng, viêm xoang, viêm thanh quản. Một số biểu hiện chúng ta dễ nhận thấy, bao gồm: Sốt, hắt hơi, sổ mũi, ngạt mũi, đau rát họng, ho. Khàn tiếng, có khi mất tiếng, mệt mỏi, đau đầu, đau mỏi cơ khớp…Nếu trẻ không được chăm sóc đúng, điều trị dứt điểm. Rất có khả năng chuyển thành viêm hô hấp dưới như viêm phế quản. Viêm phổi, đặc biệt là dạng viêm phế quản, phổi cấp tính.
2.Sốt xuất huyết – Đừng chủ quan để trẻ chuyển nặng
Dấu hiệu của bệnh sốt xuất huyết đầu tiên là trẻ bị sốt trong 7 ngày trở lại, không ho, không sổ mũi, không tiêu chảy, trên người nổi những nốt xuất huyết, thường là ở cánh tay, cẳng chân. Các nốt tròn, nhỏ như vết muỗi cắn nhưng khác ở chỗ khi căng ra những điểm này không biến mất.
Trẻ có thể đau bụng ở hạ sườn phải, chảy máu cam, nôn hoặc đi ngoài ra máu. Nặng hơn, trẻ có thể bị trụy tim mạch (sốc): tay chân lạnh, người lừ đừ, kêu mệt. Triệu chứng này thường xuất hiện vào ngày thứ ba đến ngày thứ năm của đợt sốt. Đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra khi có các dấu hiệu trên.
Thường xuyên tắm cho trẻ và vệ sinh thân thể cho trẻ. Khi ngủ phải mắc, vệ sinh giường cho trẻ thường xuyên. Vệ sinh sạch sẽ môi trường sống, loại bỏ các dụng cụ chứa nước không cần thiết. Phun thuốc diệt muỗi theo đúng khuyến cáo,…
3.Trẻ mắc tay chân miệng gia tăng – Cha mẹ phải làm gì?
Sau thời gian ủ bệnh từ 3 – 7 ngày, trẻ bắt đầu bị sốt nhẹ, mỏi mệt, kém ăn, đau họng… Sau đó xuất hiện những nốt ban màu hồng có đường kính khoảng 2mm. Ở trong miệng và trên da lòng bàn tay, gan bàn chân. Đôi khi cũng thấy ở mông và cẳng chân. Nếu không được chăm sóc và điều trị kịp thời. Bệnh rất dễ biến chứng thành viêm não dẫn đến tử vong.
Rửa tay cho trẻ thường xuyên bằng xà phòng và nước ấm. Đảm bảo chế độ ăn chín, uống sôi, cho trẻ ăn khoa học. Không để trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm đồ. Mọi đồ dùng cần phải sạch sẽ và hợp vệ sinh, lau sạch đồ chơi. Những bề mặt trẻ tiếp xúc hàng ngày để ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm bệnh.
4.Trẻ bị tiêu chảy
Bệnh tiêu chảy cấp có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng 80% xảy ra ở trẻ dưới 2 tuổi. Nguyên nhân gây tiêu chảy có thể là vi sinh vật gây bệnh như vi khuẩn (lỵ, thương hàn, tả…) hoặc virut, nấm, ký sinh trùng đường ruột, có thể do trẻ sơ sinh rối loạn tiêu hóa, kém hấp thu dưỡng chất, bị dị ứng thức ăn, dị ứng với sữa…
Trẻ đi đại tiện có thể ít (3-5 lần/ngày) hay nhiều (vài chục lần/ngày), đau bụng, buồn nôn hay nôn,…
Khi trẻ bị tiêu chảy cấp. Việc quan trọng nhất là đánh giá mức độ mất nước và bù nước điện giải. Bằng đường uống dung dịch oresol, truyền dịch chỉ thực hiện khi mất nước nặng, trẻ nôn nhiều. Không thể uống được hoặc đi ngoài rất nhiều không thể bù kịp bằng đường uống. Nếu trẻ có dấu hiệu mắc bệnh tiêu chảy bạn hãy mang đến ngay cơ sở y tế. Hoặc các bệnh viện để các bác sĩ tư vấn và chữa trị.
Siro Uống Bổ Sung Cho Trẻ Tăng Cường Sức Đề Kháng Yes Smarty Kids
Qua bài viết “4 căn bệnh dễ mắc ở trẻ khi thời tiết thay đổi” trên các bậc phụ huynh cần chú ý đến những bệnh bé dễ gặp phải khi thời tiết thay đổi, hoặc có thể bổ sung thêm các sản phẩm hỗ trợ tăng cường đề kháng cho bé Siro uống tăng đề kháng cho trẻ Yes Smarty Kids đang có tại nhà thuốc.
Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về vấn đề nào về sức khỏe hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua:
Qua Website: https://nhathuocducnghia.vn
Qua kênh Shopee:https://shopee.vn/nhathuocducnghia
Qua FaceBook: https://www.facebook.com/nhathuocducnghia