CÂU HỎI:
Tôi vừa đi khám và được chẩn đoán mặc bệnh Tiểu Đường, bác sĩ có dặn dò về chế độ ăn uống nhưng tôi vẫn chưa thể hình dung đầy đủ về chế độ ăn của mình cần kiêm khem như thế nào, không rõ món gì ăn được và không ăn được. Mong Nhà Thuốc tư vấn thêm giúp tôi.
TRẢ LỜI:
Chào bạnĐối với bệnh nhân Tiểu Đường, chế độ dinh dưỡng phù hợp giúp bệnh nhân kiểm soát được lượng đường trong máu, kiểm soát cân nặng, tránh yếu tố nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch, cao huyết áp, mỡ máu cao.Nguyên tắc cơ bản về chế độ dinh dưỡng cho người bị tiểu đường gồm:– Hạn chế tinh bột (carbohydrate) trong bữa ăn- Hạn chế các thực phẩm chứa đường đơn (bánh, kẹo, nước ngọt) để tránh đường huyết tăng cao sau ăn- Sử dụng lượng chất béo vừa phải, ưu tiên acid béo không bão hòa từ các nguồn thực phẩm cá hồi, cá ngừ, cá thu, dầu nành, dầu phộng… để tránh rối loạn chuyển hóa- Tăng cường rau xanh, trái cây ít ngọt để cung cấp chất xơ, vitamin và khoáng chấtBên cạnh đó, bạn cần chia nhỏ bữa ăn (5-6 bữa/ngày) để tránh tăng đường huyết quá mức sau ăn và hạ đường huyết khi xa bữa ăn. Với bệnh nhân điều trị bằng insulin tác dụng chậm có xu hướng dễ bị hạ đường huyết trong đêm thì nên có thêm một bữa ăn phụ trước khi ngủ.Người bệnh tiểu đường kèm các bệnh khác nhau sẽ có chế độ ăn kiêng khác nhauChẳng hạn, với tiểu đường kèm gout, ngoài chế độ ăn uống thân thiện với bệnh tiểu đường, bạn nên hạn chế thực phẩm có nhiều purine như như thịt đỏ và hải sản (tôm, tôm hùm, trai, cá cơm, cá mòi); hạn chế hoặc loại bỏ rượu; uống nhiều nước; bổ sung các sản phẩm từ sữa như sữa tách béo và sữa chua ít béo.Người bệnh tiểu đường biến chứng tim mạch nên hạn chế muối, thức ăn nhiều cholesterol như da, mỡ (trừ mỡ cá), nội tạng động vật, đồ chiên, xào, nướng và đồ ăn nhanh.Bên cạnh đó, nếu cân nặng thay đổi bất thường và sức khỏe không ổn, bạn nên đi khám bác sĩ dinh dưỡng.Để đạt hiệu quả trong điều trị bệnh tiểu đường, bạn hãy lưu ý nguyên tắc “kiềng ba chân” gồm dinh dưỡng, luyện tập và dùng thuốc. Theo CDC Mỹ, hoạt động thể chất giúp tăng độ nhạy cảm của cơ thể với insulin (hormone cho phép các tế bào trong cơ thể sử dụng đường trong máu để tạo năng lượng), chống lại tình trạng kháng insulin, kiểm soát bệnh tiểu đường. Vận động cũng giúp kiểm soát lượng đường trong máu, giảm nguy cơ mắc bệnh tim và tổn thương thần kinh.Ngoài ra, bạn hãy luôn nhớ đi khám định kỳ, theo dõi đường huyết định kỳ để bác sĩ điều chỉnh thuốc uống phù hợp với tình trạng bệnh lý.Nguồn Tham Khảo: Tổng Hợp